Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải

Vải là cây ăn quả đặc sản của nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, quả vải có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay cây vải đang được phát triển mạnh, là cây đi tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Bắc.  Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới - Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải. Chúc các em học tốt !

Tóm tắt lý thuyết

I. Giá trị dinh dưỡng của quả vải:

  • Là loại cây đặc sản có chứa đường, các Vitamin và khoán chất.

  • Quả vải có thể ăn tươi, sấy khô, nước giải khát đóng hộp, thân cây dùng làm thuốc, hoa lấy mật nuôi ong …

    

II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh

1. Đặc điểm thực vật:

  • Có bộ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu 3 đến 5m và lan rộng gấp 1 đến 3 lần tán cây.

  • Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu ngọn và nách lá.

    • Có 3 loại hoa trên 1 chùm (Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính).

        

Hoa đực                                 Hoa cái                                    Hoa lưỡng tính

  • Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.

  • Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả có 1 hạt duy nhất.

2. Yêu cầu ngoại cảnh:

  • Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C, khi cây ra hoa nhiệt độ thích hợp 18 – 240C.

  • Lượng mưa trung bình: 1250mm/năm.

  • Độ ẩm không khí từ 80 – 90%.

  • Ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng.

  • Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa, đất có độ pH từ 6 – 6,5.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

1. Một số giống vải :

  • Hiên nay đang có 3 giống vải chính:

  • Vải chua.

  • Vải thiều.

  • Vải lai.

      

Vải thiều                                      Vải chua                                                 Vải lai

2. Nhân giống cây:

  • Phổ biến là phương pháp chiết và ghép.

3. Trồng cây:

  • Thời vụ trồng:

    • Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4.

    • Vụ thu: Từ tháng 8 – tháng 9.

b. Khoảng cách trồng:

c. Đào hố bón phân lót

4. Tơi xốp

  • Làm cỏ, xới xáo: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất

  • Bón phân thúc: Tập chung vào 2 thời kỳ

    • Cây ra hoa (Tháng 2 - tháng 3).

    • Cây sau thu hoạch (Tháng 8 - tháng 9).

  • Tưới nước.

  • Tạo hình sửa cành.

  • Phòng trừ sâu bệnh

IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:

1. Thu hoạch:

  • Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được.

  • Bẻ từng chùm quả không kèm theo lá.

2. Bảo quản:

  • Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.

  • Để trong kho lạnh.

          

3. Chế biến:

  • Sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500C – 600C.

  • Một số sản phẩm từ quả vải: 

 

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Em hãy nêu giá trị của cây vải và yêu cầu ngoài cảnh của cây vải ?

Hướng dẫn giải

  • Giá trị:

    • Là loại cây đặc sản cùi vải có chứa đường, các Vitamin và khoáng chất.

    • Quả ăn tươi, sấy khô, chế biến nước giải khát, đóng đồ hộp.

    • Hoa là nguồn mật nuôi ong. Vỏ, thân, rễ làm nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp

    • Cây vải có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái: như làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống sói mòn, bảo vệ đất, làm bóng mát, phủ xanh đồi núi trọc

  • Yêu cầu ngoại cảnh:

    • Nhiệt độ thích hợp: 24 – 290C, khi cây ra hoa nhiệt độ thích hợp 18 – 240C.

    • Lượng mưa trung bình: 1250mm/năm.

    • Độ ẩm không khí từ 80 – 90%.

    • Ánh sáng: Là loại cây ưa ánh sáng.

    • Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa, đất có độ pH từ 6 – 6,5

  • Trong đó nhiệt độ và độ ẩm có vai trò quan trọng hơn

Bài 2:

Ở địa phương em trồng giống vải gì ? 

Hướng dẫn giải

  • Ở địa phương em trồng nhiều giống vải thiều và vải Thanh Hà

Bài 3

Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng ,chăm sóc và thu hoạch vải ? 

Hướng dẫn giải

  • Gieo trồng : mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 , mùa thu từ tháng 8 đến tháng 9 

  • Khoảng cách trồng : đồng bằng 9x10 ; 10x10 mật độ 100 - 110 , đất đồi 7x8 ;8x8 mật độ 150 - 180  

  • Đào hố bón lót phân :bón phân lót  trước khi trồng 1 tháng 

  • Chăm sóc : 

    • Làm cỏ, vun xới 

    • Bón phân thúc 

    • Tưới nước 

    • Tạo hình ,sửa cành 

    • Phòng trừ sâu bệnh

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Kỹ thuật trồng cây vải, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được giá tri dinh dưỡng của quả vải, đặc điểm thực vật yêu cầu ngoại cảnh của cây vải .

  • Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng chăm sóc cây vải, thu hoạch,bảo quản, chế biến

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 9 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn

>> Bài sau: Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?