Bài học
-
Trồng cây ăn quả là một nghề có từ lâu đời , góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể cho cuộc sống của người dân. Vậy, nghề trồng cây ăn quả có những đặc điểm gì? Yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của nghề này ra sao? Để tìm hiểu về vai trò, kinh nghiệm và nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học mới - Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
-
Trồng cây ăn quả có ý nghĩa to lớn đối với con người, xã hội, thiên nhiên, con người. Trong quá trình trồng các yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến chất lượng, năng xuất cây việc trồng cây ăn quả. Ngoài yếu tố ngoại cảnh, cây ăn quả còn những vấn đề gì cần lưu ý để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ? Nội dung bài học mới sẽ giúp các em có được đáp án cho câu hỏi trên. Mời các em cùng tìm hiểu Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả
-
Mục tiêu Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả dưới đây nhằm giới thiệu đến các em một số phương pháp nhân giống cây ăn quả như phương pháp gieo hạt, chiết cành, giâm cành và ghép. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Vì vậy cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp với từng loại cây. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học mới.
-
Ở bài học trước các em đã được học về các nguyên tắc, kỹ thuật giâm cành trên cơ sở lý thuyết, mục tiêu của bài học mới sẽ hướng dẫn các em các bước thực hành để thực hiện các thao tác kỹ thuật trong các bước của quy trình giâm cành. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 4: Thực hành giâm cành
-
Ở Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả ,các em đã được học về các nguyên tắc, kỹ thuật chiết cành trên cơ sở lý thuyết, mục tiêu của bài học mới sẽ hướng dẫn các em các bước thực hành để thực hiện các thao tác kỹ thuật chiết cành. Muốn chiết cành theo đúng quy trình và đạt yêu cầu kỹ thuật cần phải tuân thủ các quy tắc nào ? Để trả lời cho câu hỏi trên, mời các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung Bài 5: Thực hành chiết cành
-
Ở các bài học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 2 phương pháp nhân giống cây vô tính là giâm cành và chiết cành. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một phương pháp khác, đó là ghép cành. Nội dung bài học mới sẽ hướng dẫn các em thực hành về 3 kiểu ghép đó là ghép đoạn cành và ghép mắt nhỏ có gỗ và kiểu ghép chữ T. Mời các em cùng theo dõi Bài 6: Thực hành ghép
- Trắc nghiệm Công NghệLớp 9 Bài 6: Thực hành ghép
- Thảo luận Công NghệLớp 9 Bài 6: Thực hành ghép
-
5 trắc nghiệm 0 hỏi đáp
-
Cây ăn quả có múi có giá trị kinh tế và chất dinh dưỡng cao, thích nghi rộng, có thể trồng nhiều vùng sinh thái khác nhau, được nhiều địa phương trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người sản xuất. Vậy cây ăn quả có múi có đặc điểm về cành, hoa, rễ như thế nào? Người ta thường áp dụng các biện pháp chăm sóc nào để chăm sóc cây ăn quả? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi dưới đây để có được câu trả lời nhé. Chúc các em học tốt.
-
Nhãn là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, cây nhãn được nhiều địa phương trong cả nước chọn làm cây để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người sản xuất. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học mới- Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn
-
Vải là cây ăn quả đặc sản của nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, quả vải có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay cây vải đang được phát triển mạnh, là cây đi tiên phong trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Bắc. Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới - Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải. Chúc các em học tốt !
-
Trong số các loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, chúng ta đã được tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi chanh... Trong bài học mới dưới đây sẽ giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một loại cây ăn quả có nhiều giá trị cao khác nữa, đó lả cây xoài. Mời các em cùng nghiên cứu nội dung Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài
-
Xoài và chôm chôm là 2 loại cây ăn quả đặc sản của các tỉnh Nam Bộ, có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, sản phẩm dễ tiêu thụ nên được trồng rộng rãi. Vậy kỹ thuật trồng chôm chôm có đặc điểm gì giống và khác so với kỹ thuật trồng cây xoài mà chúng ta đã học ở bài trước ? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới - Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm dưới đây để trả lời câu hỏi trên nhé !
-
Mục tiêu của bài thực hành dưới đây nhằm hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non, cách nhận biết một số triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học - Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu bệnh, bệnh hại cây ăn quả
-
Trong thực tế, có rất nhiều các bạn học sinh đã được biết và có thể đã được tham gia vào các công việc trồng cây ăn quả. Song việc trồng cây ăn quả đó đã đảm bảo quy trình và đúng với các yêu cầu kỹ thuật hay chưa ? Chúng ta sẽ cùng xác định lại và nghiên cứu kĩ hơn trong bài học mới. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 13: Thực hành trồng cây ăn quả.
-
Ở các bài học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 1 số phương pháp chăm sóc cây ăn quả. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một phương pháp khác, đó là bón phân thúc. Vậy bón phân thúc cho cây ăn quả theo đúng yêu cầu kĩ thuật cần những điều kiện gì ? Mời các em cùng theo dõi Bài 14: Thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả để trả lời câu hỏi trên nhé !
-
Mục tiêu của Bài 15: Thực hành làm xirô quả nhằm giúp các em học sinh biết cách làm được xi rô từ một số loại quả theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo độ thơm ngon bằng các phương pháp đơn giản. Dưới đây là nội dung bài học, mời các em cùng theo dõi