Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp giúp các em tìm hiểu về sự phân bố nông nghiệp ở nước ta như thế nào? Ngành trồng trọt và chăn nuôi tập trung ở đâu? Có đặc điểm và tình hình như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu. 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngành trồng trọt

  • Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
  • Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
  • Cây ăn quả giảm.

→ Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu… và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

1. Cây lương thực

  • Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
  • Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
  • Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
  • Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
  • Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
  • Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
  • Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…

→ Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

2. Cây công nghiệp

  • Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
  • Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
  • Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
  • Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
  • Bắc Trung Bộ: lạc…
  • Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
  • Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

3. Cây ăn quả

  • Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
  • Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
  • Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo…

1.2. Chăn nuôi

  • Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)

1. Chăn nuôi trâu, bò

  • Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…
  • Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 - 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu)
  • Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn

2. Chăn nuôi lợn

  • Ở các vùng đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt
  • Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002)

3. Chăn nuôi gia cầm

  • Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp
  • Số lượng khoảng 230 triệu con.

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3 - Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 9 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 33 SGK Địa lý 9

Bài tập 1 trang 23 SBT Địa lí 9

Bài tập 2 trang 24 SBT Địa lí 9

Bài tập 3 trang 24 SBT Địa lí 9

Bài tập 4 trang 25 SBT Địa lí 9

Bài tập 5 trang 25 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 2 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 3 trang 12 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 4 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 5 trang 13 Tập bản đồ Địa Lí 9

3. Hỏi đáp Bài 8 Địa lí 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?