Bài tập trắc nghiệm GDCD 10 Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Quan điểm về nhận thức là do bẩm sinh thuộc quan điểm triết học:
- A.Duy tâm
- B.Duy vật
- C.Triết học trước Mác
- D.Duy vật biện chứng
-
Câu 2:
Triết học Duy vật biện chứng đưa ra quan điểm về nhận thức là:
- A.Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn
- B.Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản về sự vật hiện tượng.
- C.Nhận thức chỉ là sự phản ánh máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
- D.B, C đúng
-
Câu 3:
Nhận thức có mấy giai đoạn
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 4:
Các hình thức biểu hiện thực tiễn là gì?
- A.Hoạt động sản xuất vật chất
- B.Hoạt động chính trị – xã hội
- C.Hoạt động thực nghiệm khoa học
- D.A, B, C
-
Câu 5:
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là:
- A.Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- B.Thực tiễn là động lực của nhận thức
- C.Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- D.A, B, C
-
Câu 6:
Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, nói về:
- A.Bản chất.
- B.Hiện tượng.
- C.Thực tiễn.
- D.Nhận thức.
-
Câu 7:
Hoạt động thực tiễn có các hình thức cơ bản là:
- A.hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
- B.hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học.
- C.hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động văn hóa - xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học.
- D.hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động tư tưởng - văn hóa, hoạt động nghiên cứu khoa học
-
Câu 8:
Câu nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông” nói về:
- A.Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- B.Thực tiễn là động lực của nhận thức.
- C.Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- D.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
-
Câu 9:
Nhờ có sự quan sát, tiếp xúc, tác động vào các sự vật, hiện tượng, từ đó con người đã hình thành nên được những tri thức về sự vật, hiện tượng nói về:
- A.Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- B.Thực tiễn là động lực của nhận thức.
- C.Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- D.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
-
Câu 10:
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức có mấy vai trò ?
- A.2
- B.3
- C.4
- D.5