Bài tập SGK Vật Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn.
-
Bài tập C1 trang 19 SGK Vật lý 9
Một dây dẫn dài l và có điện trở R. Nếu cho rằng dây dẫn cùng loại dó dài 2l là gồm hai dây dẫn dài l được mắc nối tiếp với nhau thì hãy dự đoán xem dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu. Tương tự như thế thì một dây dẫn xùng loại nó dài 3l sẽ có điện trở là bao nhiêu?
-
Bài tập C2 trang 21 SGK Vật lý 9
Mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi bằng dây dẫn ngắn thì đèn sáng bình thường, nhưng nếu thay bằng dây dẫn khá dài có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu thì đèn sáng yếu hơn. Hãy giải thích tại sao.
-
Bài tập C3 trang 21 SGK Vật lý 9
Khi đặt một hiệu điện thế 6V vào hai đầu 1 cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 0,3 A. Tính chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này, biết rằng dây dẫn loại này nếu dài 4 m thì có điện trở là 2 \(\Omega\).
-
Bài tập C4 trang 21 SGK Vật lý 9
Hai đoạn dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một loại vật liệu, có chiều dài là l1 và l2. Lần lượt đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu của mỗi đoạn dây này thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ tương ứng là I1 và I2. Biết I1 = 0,25I2, hỏi l1 dài gấp bao nhiêu lần l2?
-
Bài tập 7.1 trang 19 SBT Vật lý 9
Hai dây dẫn bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1 và dây kia dài 6m có điện trở R2. Tính tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
-
Bài tập 7.2 trang 19 SBT Vật lý 9
Một dây dẫn dài 120m được dùng đế quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA.
a. Tính điện trở của cuộn dây.
b. Mỗi đoạn dài 1m của dây dẫn này có điện trở là bao nhiêu?
-
Bài tập 7.3 trang 19 SBT Vật lý 9
Hình 7.1 biểu diễn một đoạn dây dẫn AB đồng chất, tiết diện đều, hai điểm M và N chia dây dẫn AB thành ba đoạn dài bằng nhau: AM=MN=NB. Cho dòng điện cường độ I chạy qua dây dẫn này.
a. Hãy cho biết hiệu điện thế UAB bằng bao nhiêu lần hiệu điện thế UMN.
b. Hãy so sánh hiệu điện thế UAN và UMB.
-
Bài tập 7.4 trang 19 SBT Vật lý 9
Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài l1=10m có điện trở R1 và một dây dẫn bằng nhôm dài l2=5m có điện trở R2. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh R1 và R2?
A. R1=2R2
B. R1<2R2
C. R1>2R2
D. Không đủ điều kiện để so sánh R1 với R2.
-
Bài tập 7.5 trang 19 SBT Vật lý 9
Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
A. Vật liệu làm dây dẫn.
B. Khối lượng của dây dẫn.
C. Chiều dài của dây dẫn.
D. Tiết diện của dây dẫn.
-
Bài tập 7.6 trang 20 SBT Vật lý 9
Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?
A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài khác nhau.
B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có tiết diện khác nhau.
C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện, nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.
D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu, nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.
-
Bài tập 7.7 trang 20 SBT Vật lý 9
Dây tóc của một bóng đèn khi chưa mắc vào mạch có điện trở là 24Ω. Mỗi đoạn dài 1cm của dây tóc này có điện trở là 1,5Ω. Tính chiều dài của toàn bộ sợi dây tóc của bóng đèn đó.
-
Bài tập 7.8 trang 20 SBT Vật lý 9
Đường dây dẫn của một mạng điện trong gia đình nếu nối dài liên tiếp với nhau sẽ có chiều dài tổng cộng là 500m và điện trở của mỗi đoạn có chiều dài 1m của đường dây này có điện trở trung bình là 0,02Ω. Tính điện trở tổng cộng của toàn bộ đường dây dẫn nối dài liên tiếp này.