Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể động vật từ các loài vật nuôi đến các loài thủy sản. Vậy thức ăn của các loài thủy sản khác biệt như thế nào so với thức ăn của các loài vật nuôi khác cùng Chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài 52 trong chương trình Công nghệ 7 dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những loại thức ăn của tôm, cá
Thức ăn của động vật thuỷ sản: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
a. Thức ăn tự nhiên
- Thức ăn tự nhiên bao gồm: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh (gồm thực vật phù du và thực vật đáy), động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
Một số loại thức ăn tự nhiên
b. Thức ăn nhân tạo
- Thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp.
- Có 3 nhóm chính: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.
Thức ăn nhân tạo
1.2. Quan hệ về thức ăn
Quan hệ về thức ăn của tôm, cá
- Các sinh vật sống trong nước: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau – mối quan hệ về thức ăn.
- Các loại thực vật đấy, thực vật phù du hấp thụ chất dinh dưỡng hoà tan, từ đó chúng bị động vật phù du hoặc động vật đáy tương ứng hấp thụ, động vật đáy trở thành chất vẩn và cùng với động vật phù du bị tôm, cá ăn.
Bài tập minh họa
Câu 1: Từ mối quan hệ về thức ăn, em cho biết thế nào để tăng lượng thức ăn cho tôm, cá?
Gợi ý trả lời
Phải bón phân hữu cơ, phân vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển, trên cơ sớ đó các động, thực vật thủy sinh khác phát triển làm cho lượng thức ăn phong phú thêm, tôm cá sẽ đủ dinh dưỡng, sẽ chóng lớn.
Câu 2: Có mấy loại thức ăn của tôm, cá?
Gợi ý trả lời
- Có 2 loại thức ăn của tôm, cá:
- Thức ăn tự nhiên
- Thức ăn nhân tạo
Lời kết
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu và phân biệt được đặc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi tôm, cá.
- Giải thích được mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản.
- Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lí trong thực tiễn nuôi thủy sản ở địa phương và gia đình.