Bài 51: Nấm

Trong bài học này các em được tìm hiểu các kiến thức về nấm: Nấm mốc trắng, nấm rơm, đặc điểm sinh học của nấm và tầm quan trọng của nấm trong đời sống. Từ đó giúp các em biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm gây ra.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mốc trắng

Cơm nguội, ruột bánh mì để thiu, sau vài ngày sẽ thấy trên bề mặt xuất hiện những sợi trắng như bông, quấn chằng chịt lấy nhau. Đó là mốc trắng.

  • Cấu tạo:

    • Sợi mốc:

      • Màu sắc: Sợi mốc trong suốt, không màu, không có diệp lục.

      • Hình dạng: dạng sợi phân nhiều nhánh, Bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào.

      • Cấu tạo: không có vách ngăn giữa các tế bào, nhiều nhân

    • Túi bào tử:

      • Hình dạng: hình tròn.

      • Vị trí: nằm trên đỉnh sợi mốc.

  • Dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh

  • Sinh sản vô tính bằng bào tử

Nấm mốc bánh mì

  • Một vài loại nấm khác:
    • Mốc tương: màu vàng hoa cau → làm tương
    • Mốc men: màu trắng → làm rượu.
    • Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi →Penicilin

Một số loại nấm mốc khác

1.2. Nấm rơm

Nấm rơm là 1 loại nấm mũ, thường mọc quanh chân các đống rơm, rạ mục; trên đất ẩm. Về mùa mưa chúng phát triển nhiều.

Nấm rơm

  • Cấu tạo nấm rơm gồm 2 phần: phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng và phần mũ nấm là cơ quan sinh sản, mũ nấm nằm trên cuống nấm. Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử. Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục.

Cấu tạo của nấm mũ

  • Cơ quan sinh dưỡng: Là những sợi nấm gồm nhiều tế bào có vách ngăn, không có diệp lục
  • Cơ quan sinh sản: gồm mũ nấm năm trên cuống nấm. Mặt dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa nhiều bào tử
  • Sinh sản vô tính bằng bào tử

1.3. Đặc điểm sinh học của nấm

  • Nấm cần nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để phát triển.
  • Nấm không cần ánh sáng và không có diệp lục, không có hiện tượng quang hợp.
  • Ngoài ra ánh sáng còn có tác dụng diệt khuẩn.

a. Điều kiện phát triển của nấm

  • Chất hữu cơ có sẵn.
  • Nhiệt độ (25-30 độ C).
  • Độ ẩm thích hợp

b. Cách dinh dưỡng

  • Hoại sinh: hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục.
  • Kí sinh: sống bám trên cơ thể sống động, thực vật, người.
  • Cộng sinh: hình thức sống của 2 loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau, cùng có lợi và không thể tách rời nhau.

1.4. Tầm quan trọng của nấm

a. Nấm có ích

Công dụng Ví dụ 
 Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ Các nấm hiển vi trong đất 
 Sản xuất rượu, bia, chế biến 1 số thực phẩm, làm men nở bột mì 1 số nấm men 
 Làm thức ăn Men bia, các nấm mũ như nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm gan bò, mộc nhĩ,.. 
 Làm thuốc Mốc xanh, nấm linh chi,... 
 

một số loại nấm có ích

b. Nấm có hại

 Tác hại Ví dụ 
 Gây bệnh cho cây trồng làm thiệt hại mùa màng Nấm von, nấm than,...
 Gây bệnh cho người Nấm gây bệnh hắc lào, chứng nước ăn chân 
 Làm hỏng thức ăn, đồ uống Nấm mốc,....
 1 số nấm độc có thể gây ngộ độc khi ăn và có thể dẫn đến tử vong Nấm độc đỏ, nấm độc đen, nấm lim,... 
Một số nấm độc
 

2. Luyện tập Bài 51 Sinh học 6 

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nắm được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
  • Phân biệt được các phần của một nấm rơm.
  • Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung (về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản).
  • Biết được một vài điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng (khi cần thiết)

  • Nêu được một số ví dụ về nấm có ích và có hại đối với con người. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 51 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 51 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 106 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 6 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 7 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 8 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 10 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 13 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 7 trang 111 SBT Sinh học 6

Bài tập 8 trang 111 SBT Sinh học 6

Bài tập 9 trang 111 SBT Sinh học 6

Bài tập 10 trang 111 SBT Sinh học 6

Bài tập 19 trang 114 SBT Sinh học 6

3. Hỏi đáp Bài 51 Chương 10 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?