Bài 50: Vi khuẩn

Trong bài hoc này các em được học các kiến thức chung về vi khuẩn như: Hình dạng, kích thước, cấu tạo, cách dinh dưỡng và phân bố, số lượng của vi khuẩn; vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên; tìm hiểu kiến thức đại cương sơ lược về virut. Mở rộng tầm nhìn của các em về thế giới khoa học với thực thể nhỏ bé.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn

a. Khái niệm vi khuẩn

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào không có nhân điển hình, có đầy đủ đặc điểm của một vi sinh vật như khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng để sinh trưởng và nhân lên.

b. Hình dạng vi khuẩn

Hình dạng thường gặp: Hình cầu, que, hạt, xoắn...

hình ảnh một số dạng vi khuẩn

c. Kích thước vi khuẩn

  • Kích thước: nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy,
  • Vi sinh vật thường được đo kích thước bằng đơn vị micromet (1mm= 1/1.000mm hay 1/1000.000m). Virus được đo kích thước đơn vị bằng nanomet (1nm=1/1.000 000mm hay 1/1.000.000.000m).

d. Cấu tạo của vi khuẩn

cấu tạo chung của vi khuẩn

  • Vùng nhân: Không có màng bao bọc. Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
  • Bào tương: là dung dịch lỏng (80% là nước); thành phần cơ bản là Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtêin và rARN), là nơi tổng hợp prôtêin.

  • Màng sinh chất: Có chức năng trao đổi chất (thẩm thấu) và bảo vệ tế bào. Có nhiều enzim, tham gia vào phân chia tế bào.

  • Vách (Thành tế bào): là khung quy định hình dạng của tế bào, tham gia vào phân chia tế bào.

  • Bào tử: Là hình thức chuyển thể của một số VK trong điều kiện không thuận lợi. Có khả năng đề kháng rất cao với ngoại cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi nó trở lại trạng thái VK bình thường và có khả năng gây bệnh.

1.2. Cách dinh dưỡng và hoạt động sống

a. cách dinh dưỡng

Hầu hết Vi khuẩn sống dị dưỡng bằng cách hoại sinh và kí sinh (trừ một số ít có thể tự dưỡng)

  • Vi khuẩn hoại sinh: là vi khuẩn có khả năng phân hủy xác động thực vật chết
  • Vi khuẩn kí sinh là vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể của các sinh vật khác

b. Hoạt động sống của vi khuẩn (VK)

Hoạt động sống của VK: VK có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, chuyển hóa và sinh sản như các vi sinh vật khác.

  • Chuyển hóa của VK: VK chuyển hóa nhờ hệ thống men (Enzim) phong phú. Trong quá trình chuyển hóa, ngoài việc phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển, VK còn tạo ra một số chất độc (VK gây bệnh bạch hầu, uốn ván). Một số VK tổng hợp được chất kháng sinh, vitamin B, K (E.coli)…
  • Hô hấp của VK: là quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp các chất mới của tế bào. Có hai loại: VK hiếu khí (có oxy) và VK kị khí (không có oxy).
  • Sinh sản của VK: VK sinh sản theo kiểu trực phân. Mỗi tế bào phân chia thành 2 tế bào mới trong điều kiện thích hợp, sự phân chia diễn ra rất nhanh chóng (15-20 phút).
  • Sự phát triển của VK: Trong môi trường lỏng, VK phát triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn I: Thích ứng; Giai đoạn II: Tăng theo hàm số mũ; Giai đoạn III: Dừng tối đa; Giai đoạn IV: Suy tàn.

1.3. Phân bố và số lượng

a. Phân bố của vi khuẩn

Vi khuẩn có khắp nơi trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, cây cối, thức ăn, ở cơ thể người lành, động vật, thực vật và trên rất nhiều đồ vật khác.

  • Vi khuẩn trong đất: Đất là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho Vi khuẩn phát triển.
    • Trong đất có nhiều loại Vi khuẩn, đa số không gây bệnh, chúng có tác dụng làm cho đất tăng thêm màu mỡ.
    • Nha bào của trực khuẩn uốn ván, than, hoại thư tồn tại rất lâu trong đất, những loại VK gây bệnh khác không tồn tại được lâu trong đất.
  • Vi khuẩn trong nước:
    • Vi khuẩn trong một giọt nước:

Vi khuẩn trong một giọt nước

  • Vi khuẩn trong không khí

Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có vi khuẩn trong không khí là do: Bụi cuốn hoặc do người bài tiết ra khi ho, hắt hơi…

  • Vi khuẩn trong cơ thể người lành

    • Vi khuẩn ở da: Da có nhiều Vi khuẩn và luôn thay đổi do hoàn cảnh sống, điều kiện vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp. Đa số Vi khuẩn trên da là loại không gây bệnh, nhưng do một số điều kiện nào đó có thể gây bệnh. Vùng có nhiều Vi khuẩn là da đầu, mặt, nách, kẻ ngón tay, chân…; vùng ít Vi khuẩn là da bụng, bắp chân, tay, Vi khuẩn còn ở sâu trong tuyến bã và tuyến mồ hôi.

    • Vi khuẩn ở đường tiêu hóa:

      • Trong miệng: Thức ăn tồn tại trong miệng với nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện cho Vi khuẩn phát triển, trong 1ml nước bọt có thể tới hàng triệu vi khuẩn, một số có khả năng gây bệnh ở răng, lợi, mũi, họng.

      • Trong dạ dày và ruột non: Có Vi khuẩn nhưng ít.

      • Đại tràng: có rất nhiều Vi khuẩn nhất là E.coli có tác dụng tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin. Có một số Vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.

    • Vi khuẩn đường hô hấp: Ở đường hô hấp trên như mũi, họng… có các loại Vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, bình thường không có hại, nhưng khi cơ thể bị suy yếu, hoặc bị lạnh đột ngột… chúng có thể gây viêm họng, viêm phế quản…

    • Trên bộ máy sinh dục: Trong điều kiện bình thường không có Vi khuẩn gây bệnh nhưng khi không giữ vệ sinh tốt thì các Vi khuẩn đó có thể gây bệnh như các bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

b. Số lượng vi khuẩn

Vi khuẩn sinh trưởng phát triển nhanh nên số lượng rất lớn.

Người ta ước lượng trong 12h thì từ một vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra 10 triệu vi khuẩn mới.

1.4. Vai trò của vi khuẩn

a. Vi khuẩn có ích:

  • Trong tự nhiên:

    • Phân hủy chất hữu cơ (xác ĐV, TV) thành chất vô cơ.

    • Góp phần hình thành than đá, dầu lửa

  • Trong đời sống:

    • Nông nghiệp: VK nốt sần cố định đạm cho đất.

    • Chế niến thực phẩm: vi khuẩn lên men ( làm giấm, tương, rượu..)

    • Ứng dụng trong công nghệ sinh học (sản xuất…, làm sạch môi trường,..)

b. Vi khuẩn có hại:

    Các vi khuẩn kí sinh gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng; nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ra ô nhiễm môi trường.

1.5. Sơ lược về virut

Vi khuẩn đã nhỏ và có cấu tạo đơn giản nhưng virut còn có kích thước càng nhỏ hơn và cấu tạo đơn giản hơn.

Đặc điểm cơ bản của virut:

cấu tạo của virut

  • Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.

  • Virut là thực thể chưa có cấu tạo tế bào. Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.

  • Kí sinh nội bào bắt buộc.

  • Vai trò: khi ki sinh thường gây bệnh cho vật chủ.

2. Luyện tập Bài 50 Sinh học 6 

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên (Qua quan sát hình vẽ).
  • Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn (về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố). 
  • Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đời sống con người.
  • Hiểu được những ứng dụng thực tế của vi khuẩn trong đời sống và sản xuất.
  • Nắm được những nét đại cương về virút (cấu tạo, đời sống, vai trò).

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 50 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Có cấu tạo đơn bào, sống độc lập hoặc thành cặp, nhóm
    • B. Kích thước rất nhỏ bé, chưa có nhân hoàn chỉnh
    • C. Tất cả các phương án đưa ra 
    • D. Có hình thái đa dạng : hình que, hình cầu, hình dấu phẩy,…
  • Câu 2:

    Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng ? 

    • A. Vi khuẩn lactic
    • B.  Vi khuẩn lam
    • C. Vi khuẩn than 
    • D. Vi khuẩn thương hàn
  • Câu 3:

    Ở vi khuẩn tồn tại bao nhiêu phương thức dinh dưỡng chủ yếu ? 

    • A. 4
    • B. 3
    • C. 1
    • D. 2

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 50 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 2 trang 107 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 9 trang 108 SBT Sinh học 6

Bài tập 1 trang 109 SBT Sinh học 6

Bài tập 2 trang 110 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 110 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 110 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 110 SBT Sinh học 6

Bài tập 6 trang 110 SBT Sinh học 6

Bài tập 17 trang 113 SBT Sinh học 6

Bài tập 18 trang 113 SBT Sinh học 6

3. Hỏi đáp Bài 50 Chương 10 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?