Bài 5: Yêu thương con người

Có bao giờ bạn tự hỏi: "Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?" hoặc "Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?". Có thể bạn sẽ thấy vui vì "Tình thương là hạnh phúc của con người". "Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống... đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương". Bài học này giúp các em học sinh hiểu được hiểu được thế nào là lòng yêu thương con người và ý nghĩa của nó. Từ đó hình thành ở học sinh quan tâm đến những người xung quanh, ghét thói thờ ơ, lạnh nhạt cũng như lên án những hành vi độc ác đối với mọi người. Mời các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 5: Yêu thương con người

Tóm tắt bài

1.1. Truyện đọc: “Bác Hồ đến thăm người nghèo”

  • Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962)
  • Hoàn cảnh gia đình chị Chín: 
    • Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang.

  • Những lời nói, cử chỉ thể hiện sự quan tâm của Bác đối với gia đình chị Chín
    • Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị.

  • Thái độ của chị đối với Bác Hồ:
    • Xúc động rơm rớm nước mắt. 
  • Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, thái độ của Bác: 
    • Bác suy nghĩ: Đề xuất với lãnh đạo thành phố quan tâm đến chị và những người gặp khó khăn.

→ Bác có lòng yêu thương mọi người.

1.2. Bài học

1. Khái niệm

  • Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
  • Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong uốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho họ
Lòng yêu thương con người Lòng thương hại

Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.

Nâng cao giá trị con người

Xuất phát từ mục đích, động cơ vụ lợi, cá nhân

Hạ thấp giá trị con người

  • Trái với yêu thương con người là: 
    • Thờ ơ, lạnh nhạt
    • Căm ghét, thù hằn
    • Thương hại
    • Làm những điều có hại cho người khác

2. Biểu hiện

  • Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác.
  • Dìu dắt nâng đỡ những người gặp lỗi lầm, giúp đỡ họ tìm ra con đường đúng.
  • Biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.
  • Biết chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ.
  • Ủng hộ đồng bào bị lụt khó khăn. 
  • Giúp nạn nhân chất độc màu da cam
  • Tha thứ cho người khác khi mắc lỗi
  • Biết hy sinh bản thân mình cho người khác

3. Ý nghĩa

  • Đối với bản thân: Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, và được mọi người yêu quý, kính trọng.
  • Đối với xã hội: Là truyền thống của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy, đồng thời góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng.

2. Luyện tập Bài 5 GDCD 7

Yêu thương con người là đạo đức quý giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Bởi vậy chúng ta rèn luyện đức tính này.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.
    • B. Xuất phát từ mục đích
    • C. Hạ thấp giá trị con người
    • D. Làm những điều có hại cho người khác
    • A. Ủng hộ đồng bào bị lụt khó khăn. 
    • B. Tha thứ cho người khác khi mắc lỗi
    • C. Biết hy sinh bản thân mình cho người khác
    • D. A, B, C
    • A. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải.
    • B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
    • C. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toà
    • D. An luôn giúp đỡ người khác

Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 16 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 16 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 16 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 16 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 5 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?