Bài 1: Sống giản dị

Mời các em học sinh tham khảo bài học "Sống giản dị" giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị để hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật và xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. Để hiểu hơn về lối sống giản dị mời các em học sinh cùng tìm hiểu:  Bài 1: Sống giản dị

Tóm tắt bài

1.1. Truyện đọc "Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập"

  • Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác
    •  Bác mặc bộ quần áo kaki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.
    •  Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người
    • Thái độ của Bác: Thân mật như người cha đối với các con.
    •  Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
  • Nhận xét
    • Bác ăn mạc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
    • Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn cách xa giữa vị Chủ tịch nước và nhân dân
    • Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi than thương với mọi người.
    • Giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người có lối sống giản dị
  • Biểu hiện của lối sống giản dị:
    •  Không xa hoa lãng phí
    •  Không cầu kì kiểu cách.
    •  Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
    •  Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống
  •  Trái với giản dị:
    •  Sống xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc, cầu kì trong cử chỉ sinh hoạt, giao tiếp.
    •  Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tuỳ tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không, tâm hồn nghèo nàn, trống rống.
    • Lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân và môi trường xã hội xung quanh

1.2. Nội dung bài học

1.2.1. Khái niệm

  •  Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.

1.2.2. Biểu hiện

  •  Không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.
  •  Ví dụ: tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và của những người xung quanh; nói năng dễ hiểu; tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên; trang phục gọn gàng, sạch sẽ...

1.2.3. Ý nghĩa

  • Đối với cá nhân:
    • Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người
    • Được mọi người quý mến, cảm thông và giúp đỡ.
  • Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
  • Đối với xã hội:
    • Tao ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau
    • Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.

2. Luyện tập củng cố bài học

Bài học này giúp các em hiểu một phong cách sống khác một cách sống giản dị, biểu hiện và ý nghĩa của nó. Để hình thành một tính cách một phong cách cho mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ đã dạy. 

2.1. Bài tập SGK

Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách Giải bài tập GDCD 7 Bài 1 ở cuối bài học.

2.2. Bài tập trắc nghiệm

Tham gia làm Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 có 10 câu hỏi để củng cố kiến thức đã học.

    • A. Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến
    • B. Giúp con người biết sống đúng mức, thắng thắng dễ chịu
    • C. Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích
    • D. Tất cả các đáp án trên
    • A. Tự trọng
    • B. Giản dị
    • C. Đạo đức
    • D. Trung thực
    • A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
    • B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
    • C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
    • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2 - câu 10: Xem trắc nghiệm để thi online

Các em có thể tham khảo một đức tính khác trong bài học tiếp theo: Bài 2: Trung thực

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?