Bài tập SGK Sinh Học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo).
-
Bài tập 1 trang 19 SGK Sinh học 9
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 19 SGK Sinh học 9
Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập?
-
Bài tập 4 trang 19 SGK Sinh học 9
Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để sinh con sinh ra đều tóc xoăn, mắt đen?
a) AaBb
b) AaBB
c) AABb
d) AABB
-
Bài tập 7 trang 10 SBT Sinh học 9
Ở cà chua, gen L quy định thân đỏ, 1 quy định thân xanh (lục), N quy định lá chẻ, n quy định lá nguyên (gọi là lá khoai tây).
- Dưới đây là kết quả của 5 phép lai:
1. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, lá chẻ
319 thân đỏ, lá chẻ : 103thân đỏ, lá nguyên : 315 thân xanh, lá chẻ : 105 thân xanh, lá nguyên
2. Thân đỏ, lá chẻ x Thân đỏ, lá nguyên
216 thân đỏ, lá chẻ : 209 thân đỏ, lá nguyên : 68 thân xanh, lá chẻ : 72 thân xanh, lá nguyên
3. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, lá chẻ
720 thân đỏ, lá chẻ : 238 thân đỏ, lá nguyên : 0 thân xanh, lá chẻ : 0 thân xanh, lá nguyên
4. Thân đỏ, lá chẻ x Thân xanh, lá nguyên
301 thân đỏ, lá chẻ : 0 thân đỏ, lá nguyên : 305 thân xanh, lá chẻ : 0 thân xanh, lá nguyên
5. Thân đỏ, lá nguyên x Thân xanh, lá chẻ78 thân đỏ, lá chẻ : 82 thân đỏ, lá nguyên : 79 thân xanh, lá chẻ : 86 thân xanh, lá nguyên- Xác định kiểu gen của P trong 5 phép lai trên.
-
Bài tập 8 trang 10 SBT Sinh học 9
Ở gà, gen quy định có lông chân trội hoàn toàn so với gen quy định không có lông chân; lông màu xanh nhạt là tính trạng trội không hoàn toàn giữa lông đen (trội) và lông trắng. Cho hai nòi gà thuần chủng có lông chủng lông trắng và không có lông chân, lông đen giao phối với nhau được F1.
1. Cho gà F1 tiếp tục giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
2. Cho gà F1 giao phối với gà không có lông chân, lông trắng. Xác định kết quả của phép lai. Cho biết các gen quy định các tính trạng trên nằm trên NST thường và phân li độc lập.
-
Bài tập 9 trang 11 SBT Sinh học 9
Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 3202 cây, trong đó có 1801 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng ; di truyền theo quy luật trội hoàn toàn và không xảy ra hoán vị gen.
1. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P, viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Xác định số cá thể (trung bình) của từng kiểu hình có thể có ở F2.
-
Bài tập 6 trang 7 SBT Sinh học 9
Khi lai hai cây hoa thuần chủng thì được F1 đều là cây hoa kép, đỏ. F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 có tỉ lệ sau : 9 cây hoa kép, đỏ : 3 cây hoa kép, trắng : 3 hoa đơn, đỏ : 1 hoa đơn, trắng. Biện luận và viết số đồ lai từ P đến F2.
-
Bài tập 10 trang 11 SBT Sinh học 9
Cho hai dòng lúa thuần chủng là thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, ở F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp, hạt bầu.
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng cây trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2.
2. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lộ phân li kiểu hình thu được của phép lai sẽ như thế nào?
-
Bài tập 12 trang 13 SBT Sinh học 9
Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn là trội, hạt nhăn là lặn ; hạt vàng là trội, hạt lục là lặn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cặp đậu dị hợp về gen hình dạng hạt và gen màu sắc hạt giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về màu sắc hạt; sự phân li kiểu hình của các hạt lai sẽ theo tỉ lệ nào dưới đây?
A. 3:1 B. 3:3:1:1
C. 9:3:3:1 D. 1:1:1:1
-
Bài tập 25 trang 15 SBT Sinh học 9
Quy luật phân li có ý nghĩa thực tiễn gì?
A. Cho thấy sự phân li của tính trạng ở các thế hệ lai.
B. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
C. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống.
D. Xác định được các dòng thuần.
-
Bài tập 26 trang 15 SBT Sinh học 9
Theo thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh, nhăn với nhau được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là
A. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.
B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn.
C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn : 1 vàng, trơn.
-
Bài tập 27 trang 16 SBT Sinh học 9
Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh.
Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa).
B. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt xanh (Aa) x Bố mắt đen (AA).
D. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (Aa).