Bài 5: Khai báo biến

Nội dung bài học bài Khai báo biến dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về cấu trúc chung của khai báo biến, biết được rằng mọi biến dùng trong chương trình đều được khai báo tên và kiểu dữ liệu, cấu trúc chung của khai báo biến trong ngôn ngữ Pascal và giúp các em có kỹ năng xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản. Mời các em cùng theo dõi bài học.

Tóm tắt lý thuyết

Mọi biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo tên biếnkiểu dữ liệu của biến

Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến

Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chung của khai báo biến có dạng:

Var < Danh sách biến >:< Kiểu dữ liệu >;

Trong đó:

  • Var: là từ khoá dùng để khai báo biến. Có thể khai báo nhiều danh sách biến có những kiểu dữ liệu khác nhau
  • Danh sách biến: tên các biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy ",".
  • Kiểu dữ liệu: là một kiểu dữ liệu chuẩn

Trong ngôn ngữ Pascal, cấu trúc chương trình của khai báo biến như sau:

 

Cấu trúc chương trình

Phần khai báo

Program < Tên chương trình >;

Uses < Tên các thư viện >;

Const < Tên hằng > = < Giá trị của hằng >;

Var < Danh sách biến >: < Kiểu dữ liệu >;

(* có thể còn có các khai báo khác* )

Bảng 1. Cấu trúc chương trình của khai báo biến 

Ví dụ:

Xét khai báo biến:

Var

  X, Y, Z: real;

  C: char;

  I, J: byte;

  N: word;

Tổng bộ nhớ cần cấp phát (Dựa vào bảng Bộ nhớ lưu trữ một giá trị của các kiểu dữ liệu đã học trong Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn):

  • X (6 byte); Y (6 byte); Z (6 byte);
  • C (1 byte); Y (1 byte); J (1 byte);
  • N (2 byte);
  • Tổng 23 byte

Khi khai báo biến cần lưu ý:

  • Cần đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của nó. 
    • Ví dụ: Cần đặt tên hai biến biểu diễn điểm toán, điểm tin thì không nên vì ngắn gọn mà đặt tên biến là d1, d2 mà nên đặt là dtoan, dtin
  • Không nên đặt tên quá ngắn hay quá dài, dễ dẫn đến mắc lỗi hoặc hiểu nhầm. 
    • Ví dụ: Không nên dùng d1, d2 hay diemmontoan, diemmontin cho điểm toán, điểm tin của học sinh
  • Khai báo biến cần quan tâm đến phạm vi giá trị của nó. 
    • Ví dụ: Khi khai báo biến biểu diễn số học sinh của một lớp có thể sử dụng kiểu byte, nhưng biến biểu diễn số học sinh của toàn trường thì phải thuộc kiểu word

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập 1:

Biến x có thể nhận các giá trị -5; 10; 100;

Biến y có thể nhận các giá trị: -0.1; 0.7; 100.

Hãy viết cách khai báo cho 2 biến trên.

Gợi ý làm bài:

Var x: Integer;

      y: Real;

Bài tập 2

Hãy chỉ ra các lỗi trong khai báo sau và sửa lại cho đúng:

Var  x, y: Integer;

       Y, A, B: Byte

       g = 9.8;

Gợi ý làm bài:

Các lỗi:

  • Lỗi 01: Thiếu dấu ; (Sau dòng Y,A,B)
  • Lỗi 02: Trùng tên biến (y)
  • Lỗi 03: Lỗi cú pháp (g = 9.8)

Sửa lại:

Var  x, y: Integer;

       Z, A, B: Byte;

Const  g = 9.8;

3. Luyện tập Bài 5 Tin học 11

Sau khi học xong Bài 5: Khai báo biến, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Cấu trúc chung của khai báo biến
  • Cấu trúc chương trình của khai báo biến trong ngôn ngữ Pascal
  • Một số điều cần lưu ý khi khai báo biến

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Bài 5 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 Chúng tôi

MGID

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?