Bài 3: Cấu trúc chương trình

Nội dung của bài học bài  dưới đây sẽ Cấu trúc chương trình giúp các em tìm hiểu về cấu trúc của chương trình đơn giản và có kỹ năng nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc chung

  • Chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thường gồm hai phần:

[ < Phần khai báo > ]

< Phần thân >

  • Các diễn giải bằng ngôn ngữ tự nhiên được đặt trong cặp dấu < và >
  • Phần khai báo có thể có hoặc không được đặt trong cặp dấu [ và ]
  • Phần khai báo: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện sử dụng, khai báo hằng, khai báo biến, khai báo chương trình con
  • Phần thân chương trình: bao gồm dãy các lệnh được đặt trong dấu mở đầu và kết thúc

1.2. Các thành phần của chương trình

a. Phần khai báo

a. 1. Khai báo tên chương trình
  • Trong ngôn ngữ Pascal có cách khai báo sau:

Program Ten_Chuong_trinh;

Trong đó: Tên chương trình là tên do người lập trình đặt  theo đúng quy định về tên

Ví dụ: Program Tinh_tong;

a. 2. Khai báo thư viện
  • Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có những thư viện cung cấp chương trình  thông dụng đã được lập trình sẵn
  • Cách khai báo thư viện trong chương trình:

Uses < Danh sách thư viện >;

Trong đó:

  • Uses là từ khóa
  • Tên các thư viện được viết cách nhau bởi dấu phẩy

Ví dụ:

  • Trong ngôn ngữ Pascal:

Uses crt;

Thư viện CRT cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình văn bản và bàn phím.

  • Trong C++:

#include

#include

a.3. Khai báo hằng
  • Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình
  • Phần khai báo hằng có dạng:

CONST < Tên hằng > = < Giá trị của hằng >;

Ví dụ:

Turbo Pascal

C/C++

CONST   Max=100;

             Pi=3.1416;

             Lop=‘A’;

             Dieukien=True;

const int Max=100;

const float Pi=3.1416;

Bảng 1. Ví dụ khai báo Hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal và ngôn ngữ lập trình C++

a.4. Khai báo biến

  • Mọi biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí
  • Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm được gọi là biến đơn

​Ví dụ:

  • Giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0   (với các hệ số a, b, c bất kì)
    • a, b, c: các biến cần nhập
    • Delta, x1, x2: các biến cần tính

Với Pascal, phần khai báo biến có dạng:

Var < Danh sách biến >:< kiểu dữ liệu >;

b. Phần thân chương trình

Tạo bởi dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu BEGIN (mở đầu) và END (kết thúc), sau END có dấu chấm

Ví dụ:

Phần thân trong chương trình Pascal:

Begin

          [ < Dãy lệnh > ];

End.

1.3. Ví dụ chương trình đơn giản

Xét một vài ví dụ về chương trình đơn giản:

Ví dụ 1:

Chương trình sau thực hiện việc đưa ra màn hình thông báo “Xin chao cac ban!”

Trong Pascal Trong C++

program Vi_du;

begin

       writeln ( 'Xin chao cac ban!' );

end.

#include

void main ()

{

    printf ( 'Xin chao cac ban!' );

}

  • Phần khai báo chỉ có khai báo tên chương trình gồm tên dành riêng program và tên chương trình là vi_du
  • Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh writeln, đưa thông báo ra màn hình
  • Phần khai báo chỉ có một câu lệnh include khai báo thư viện stdio.h
  • Phần thân chương trình chỉ có một câu lệnh printf đưa thông báo ra màn hình

Bảng 2. Ví dụ chương trình đơn giản

Ví dụ 2:

Chương trình Pascal đưa ra thông báo "Xin chao cac ban!" và "Moi cac ban lam quen voi Pascal!"

begin

    writeln ( 'Xin chao cac ban!’);

    writeln ( ‘Moi cac ban lam quen voi Pascal ');

end.

Bài tập minh họa

 
 

Câu 1

Hãy chỉ ra phần khai báo, phần thân và có thể khai báo lại các biến trong chương trình sau:

Program Giai_PTB2;

Uses crt;

Var a, b: real;

     c: real;

     D: real;

     x1, x2: real;

begin

     clrscr;

     write ('Nhap a, b, c’); readln(a, b, c);

     D:= b*b – 4* a*c;

     If D < 0 then write ('PT vo nghiem')

     Else  if D = 0 then write ('N.kep x = ', -b/ (a*2));

  Else

     Write(‘x1 = ’, x1:8:3, ‘x2  =   ’, x2:8:3);

                   Readln;

                   End.

Gợi ý trả lời:

3. Luyện tập Bài 3 Tin học 11

Sau khi học xong bài 3 của chương trình môn Tin học lớp 11, các em cần ghi nhớ:

  • Cấu trúc một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao:

[ < Phần khai báo > ]

< Phần thân chương trình >

  • Phần khai báo:
    • Khai báo tên chương trình
    • Khai báo thư viện
    • Khai báo hằng
    • Khai báo biến
  • Phần thân chương trình: Dãy câu lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu bắt đầu và kết thúc

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Bài 3 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 Chúng tôi

MGID

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?