Bài 43: Thực hành - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện

Ở các bài học trước, các em đã được tìm hiểu lí thuyết về cấu tạo, chức năng các bộ phận chính, các số liệu kĩ thuật, các vấn đề về sử dụng bàn là điện và nồi cơm điện theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.  Để khắc sâu kiến thức - kĩ năng – thái độ trong việc sử dụng các đồ dùng điện – nhiệt trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới- Bài 43: Thực hành - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện

Tóm tắt lý thuyết

I. Chuẩn bị

  • Dụng cụ, thiết bị: 

    • Nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc aptomat ở phía trước ổ điện

    • Kìm, tua vít.

    • 1 bàn là điện 220V.

    • 1 bếp điện 220V.

    • 1 nồi cơm điện 220V.

    • 1 bút thử điện, 1 đồng hồ vạn năng

II. Nội dung và trình tự thực hành.

1. Kiểm tra toàn bộ bên ngoài 

  • Bàn là điện và nồi cơm điện nguyên vện, không vỡ, hỏng (còn tốt)..

2. Đọc, giải thích các số liệu kĩ thuật của bàn là điện, nồi cơm điện :

3. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của bàn là điện, nồi cơm điện 

4. So sánh cấu tạo các bộ phận chính của bàn là điện với nồi cơm điện 

5. So sánh cấu tạo các bộ phận chính của bếp điện nồi cơm điện

  • Giống nhau: Đều có dây đốt nóng

  • Khác nhau: 

    • Bếp điện

      • Có một dây đốt nóng 

      • Có hai bộ phận chính:

        • Dây đốt nóng

        • Thân bếp

    • Nồi cơm điện

      • Có hai dây đốt nóng 

      • Có ba bộ phận chính:

        • Vỏ nồi

        • Soong

        • Dây đốt nóng          

6. Tìm hiểu cách sử dụng 

a. Bàn là điện :

  • Trước tiên, ta điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp với vật liệu cần là, đặt đúng tư thế ( nghiêng ) của bàn là, sau đó mới cắm điện.

  • Tạm dừng khi là, phải đặt bàn là ở chế độ nghiêng.

  • Sử dụng xong, ta rút bàn là ra khỏi nguồn điện, để bàn là nguội hẳn, sau đó thực hiện bảo quản.

b. Nồi cơm điện :

  • Trước tiên, ta mở nắp lấy soong ra tráng, rửa, lau sạch.

  • Sau đó, cho nước + thực phẩm vào soong, lau sạch soong, đặt soong vào nồi, đậy nắp kín lại, chuyển nồi cơm điện tới vị trí thuận tiện và an toàn rồi mới cắm vào nguồn điện, bật công tắc ở chế độ nấu cơm.

c. Dùng bút thử điện, đồng hồ vạn năng để kiểm tra thông mạch và cách điện ( Kiểm tra điện có rò ra vỏ hay không ).

  • Bước 1 : Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ vạn năng.

  • Bước 2 : Kiểm tra rò điện bằng bút thử điện.

Kết quả:

  • Dùng đồng hồ vạn năng đo thông  mạch 2 dây nối từ nguồn vào hai đầu dây đốt nóng : Thông mạch ( Kết quả tốt ).

  • Dùng bút thử điện kiểm tra rò điện ra vỏ : Kết quả là không có hiện tượng rò điện ra vỏ.

Lưu ý : Thực hiện an toàn điện:

 

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Biết được cấu tạo, chức năng các bộ phận của bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện.

  • Hiểu được số liệu kỹ thuật cảu bàn là điện, bếp điện và nồi cơm điện.

  • Biết cách sử dụng các đồ dùng điện- nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 43 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 42: Bếp điện nồi cơm điện

>> Bài sau: Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?