Bài học
-
Trong gia đình chúng ta thường sử dụng các dụng cụ điện như: quạt, bàn là điện, đèn, và các thiết bị điện: công tắc , cầu dao. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: kìm điện, bút thử điện... chúng đều được làm bằng vật liệu kỹ thuật điện. Vậy vật liệu kỹ thuật điện là gì? Nội dung bài học dưới đây sẽ giúp chúng ta nghiên cứu vấn đề này, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học- Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
-
Để chế tạo ra được một máy điện hay 1 thiết bị điện cần có những loại vật liệu nào ? Các đồ dùng điện được phân loại như thế nào? Chúng có đặc tính gì và ứng dụng quan trọng gì trong đời sống ? Nội dung bài học mới sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên, mời các em cùng theo dõi bài học- Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
-
Năm 1879 nhà bác học Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt, là loại đèn điện đầu tiên ra đời. Đèn sợi đốt đã hoàn thành sứ mang mang ánh đến với nhân loại, nhưng ngày nay đèn sợi đốt không còn được sử dụng phổ biến vì đèn huỳnh quang đã xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy những nhược điểm đó là gì? Cấu tạo của đèn sợi đốt ra sao? Nguyên lý làm việc và đặc điểm của đèn sợi đốt là gì? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu nội dung bài học mới dưới đây- Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt. Mời các em cùng theo dõi bài học.
-
Đèn huỳnh quang là loại đèn thông dụng thường sử dụng trong đời sống. Tùy theo hình dáng, kích thước, màu sắc ánh sáng,công suất mà đèn được dùng trong nhà hoặc chiếu sáng ngoài đường phố …. Vì sao đèn huỳnh quang có tính năng này, chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học mới để tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc khi sử dụng đèn huỳnh quang. Mời các em cùng theo dõi bài học - Bài 39: Đèn huỳnh quang
-
Như bài trước chúng ta đã thấy, nguồn sáng do đèn sợi đốt tạo ra có năng suất phát quang thấp. Để khắc phục nhước điểm này người ta đã chế ra loại đèn cho năng suất phát quang cao hơn hẳn. Đó là đèn ống huỳnh quang. Thông qua nội dung bài thực hành dưới đây, chúng ta sẽ đươch quan sát, tìm hiểu các bộ phận chính và sơ đồ mạch điện của bộ phận đèn ống huỳnh quang, quá trình mối phóng điện và đèn phát sáng làm việc. Mời các em cùng nghiên cứu- Bài 40: Thực hành - Đèn ống huỳnh quang
-
Đồ dùng điện (loại điện nhiệt) đã trở thành dụng cụ không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Từ bếp điện, nồi cơm điẹn, ấm điện, bình nước nóng, bàn là điện... đều là những đồ vật vô cùng quen thuộc. Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bài học mới dưới đây để nghiên cứu vấn đề này nhé. Mời các em cùng theo dõi Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt . Bàn là điện
-
Trong gia đình thường dùng những đồ dùng điện – nhiệt như: nồi cơm điện, ấm điện, bình nước nóng. Vậy những đồ dùng này hoạt động theo nguyên lí nào ? Nội dung bài học mới dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu cụ thể hơn vấn đề trên. Mời các em cùng theo dõi bài học- Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
-
Ở các bài học trước, các em đã được tìm hiểu lí thuyết về cấu tạo, chức năng các bộ phận chính, các số liệu kĩ thuật, các vấn đề về sử dụng bàn là điện và nồi cơm điện theo đúng yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. Để khắc sâu kiến thức - kĩ năng – thái độ trong việc sử dụng các đồ dùng điện – nhiệt trên, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới- Bài 43: Thực hành - Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
-
Trong các tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu được về một số đồ dùng điện như : đồ dùng loại điện quang như bóng đèn điện, đồ dùng loại điện nhiệt như bàn là điện, nồi cơm điện... Nội dung bài học mới dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm một đồ dùng điện nữa, đó là đồ dùng loại điện cơ. Các em hãy xem nó có điểm gì khác hay giống so với các đồ dùng điện khác nhé. Mời các em cùng theo dõi Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước . Chúc các em học tốt !
-
Quạt điện thuộc nhóm đồ dùng loại điện – cơ, sử dụng động cơ điện để quay cánh quạt. động cơ điện dùng trong đồ dùng điện gia đình thường là loại động cơ điện 1 pha công suất nhỏ. Để hiểu rõ được cấu tạo của quạt điện, các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng quạt điện, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học mới: Bài 45: Thực hành - Quạt điện
-
Trong mạng điện sinh hoạt hay sản xuất có rất nhiều cấp điện áp khác nhau . Làm thê nào để có được cấp điện áp phù hợp với từng loại thiết bị điện , chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài học mới . Mời các em cùng theo dõi- Bài 46: Máy biến áp một pha
-
Ở bài Bài 46: Máy biến áp một pha chúng ta đã được tìm hiểu: Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xuay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. Trong bài học dưới đây, chúng ta hãy cùng quan sát để nhận biết được cấu tạo, hiểu được các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng máy biến áp đảm bảo an toàn. Đó chính là nội dung của Bài 47: Thực hành máy biến áp. Mời các em cùng theo dõi.
-
Ngày nay, điện năng được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Điện năng là nguồn động lực,nguồn năng lượng cho các máy, thiết bị hoạt động phục vụ sản xuất và đời sống xã hội. Nhờ có điện năng ,quá trình sản xuất được tự động hóa và cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi,văn minh hiện đại hơn. Vậy làm thế nào để sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm? Đó cũng là nội dung chính của bài học mới, mời các em cùng theo dõi: Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
-
Trong gia đình em có sử dụng các lọai đồ dùng điện nào? Khi tính toán điện năng tiêu thụ trong ngày các em cần biết các đại lượng gì? Để trả lời các câu hỏi trên, mời các em cùng nghiên cứu nội dung bài học mới- Bài 49: Thực hành - Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. Chúc các em học tốt.