Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 41: Cấu tạo vũ trụ.

Câu hỏi trắc nghiệm (18 câu):

  • Câu 1:

    Tiểu hành tinh chuyển động trên các quỹ đạo giữa: 

    • A. Hỏa tinh và Trái Đất
    • B.  Hỏa tinh và  Mộc tinh
    • C.  Hỏa tinh và  Kim tinh
    • D.  Trái Đất và  Mộc tinh
  • Câu 2:

    Chọn phát biểu đúng: 

    • A.Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà)
    • B.Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có 1 số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta
    • C.Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta
    • D.Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta
  • Câu 3:

    Sự tương tự về cấu trúc giữa hệ Mặt Trời và nguyên tử neon là: 

    • A.Một hạt có khối lượng rất nhỏ nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.
    • B.Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
    • C.Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên đứng yên xung quanh.
    • D.Cấu trúc hệ Mặt Trời và  cấu trúc  nguyên tử nêon luôn tồn tại lực hấp dẫn bên trong
  • Câu 4:

    Sao băng là gì ? 

    • A.Khi thiên thạch bay vào khí quyển của Trái Đất, nó nóng sáng và bốc chảy gọi là sao băng.
    • B.Sao băng là thành viên của hệ Mặt Trời
    • C.Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của  Hỏa tinh và  Mộc tinh
    • D.Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Mặt trăng và Trái Đất
  • Câu 5:

    Các hành tinh thuộc nhóm Trái Đất gồm: 

    • A.Thổ tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
    • B.Thủy tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
    • C.Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.
    • D.Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
  • Câu 6:

    Hệ số Mặt Trời (H) được tính bằng : 

    • A.lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền đi theo một phương nào đó trong một đơn vị thời gian
    • B.lượng năng lượng bức xạ của mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian
    • C.lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền theo phương vuông góc tời một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn   trong một đơn vị thời gian
    • D.lượng năng lượng bức xạ của mặt trời mà Trái đất nhận được trong một đơn vị thời gian
  • Câu 7:

    Hệ Mặt Trời quay như thế nào? 

    • A.Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, như một vật rắn.
    • B.Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, không như một vật rắn.
    • C.Quay quanh Mặt Trời, cùng chiều tự quay của Mặt Trời, không như một vật rắn.
    • D.Quay quanh mặt trời, ngược chiều tự quay của mặt trời, như một vật rắn.
  • Câu 8:

    Thông tin nào là sai khi nói về năng lượng mặt trời: 

    • A.Nguồn gốc của năng lượng mặt trời là do trong lòng Mặt trời luôn diễn ra các phản ứng nhiệt hạch
    • B.Công suất bức xạ năng lượng Mặt trời là khoảng 3,9.1013W
    • C.Tại các Trạm vũ trụ ngoài khí quyển của Trái đất, hằng số Mặt trời đo được khoảng 1360W/m2 
    • D.Hằng số mặt trời hầu như không thay đổi theo thời gian
  • Câu 9:

    Người ta dựa vào những đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ Mặt Trời làm hai nhóm? 

    • A.Khoảng cách đến Mặt Trời.   
    • B.Khối lượng.
    • C.Số vệ tinh nhiều hay ít.      
    • D.Nhiệt độ bề mặt hành tinh.
  • Câu 10:

    Chọn câu đúng : Trục quay của Trái đất quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời một góc bằng 

     

    • A.21027'        
    • B.22027'       
    • C.23027'    
    • D.24027'              
  • Câu 11:

    Đường kính của hệ mặt trời vào khoảng 

    • A.40 đơn vị thiên văn
    • B.100 đơn vị thiên văn.     
    • C.80 đơn vị thiên văn.   
    • D.60 đơn vị thiên văn.   
  • Câu 12:

    Hành tinh duy nhất  trong hệ mặt trời quay quanh mình nó không theo chiều thuận là hành tinh nào? 

    • A.Mộc tinh    
    • B.Kim tinh           
    • C.Thủy tinh  
    • D.Hải tinh
  • Câu 13:

    Khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái Đất bằng: 

    • A.300000km.   
    • B.360000km.  
    • C.384000km.    
    • D.390000km      
  • Câu 14:

    Một năm ánh sáng xấp xỉ bằng 

    • A.9.1012m.          
    • B.9,46.1012km.    
    • C.9,46.1012m.     
    • D.9.1012km.
  • Câu 15:

    Trong các hành tinh quay quanh mặt trời thì hành tinh có bán kính bé nhất là : 

    • A.Trái đất     
    • B.Thủy tinh     
    • C.Kim tinh         
    • D.Hỏa tinh
  • Câu 16:

    Theo thuyết Big Bang, thời điểm Plăng là thời điểm 

    • A.xuất hiện các sao và thiên hà.         
    • B.bắt đầu có sự hình thành các nuclôn.
    • C.xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên .
    • D.vũ trụ tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao như electron, nơtrinô và quac.
  • Câu 17:

    Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào 

    • A.Thiên Hà xoắn ốc   
    • B.Thiên Hà elip    
    • C.Thiên Hà hỗn hợp. 
    • D.Thiên Hà không định hình
  • Câu 18:

    Khi nhiên liệu trong mặt trời cạn kiệt thì: 

    • A.mặt trời chuyển thành sao lùn.       
    • B.mặt trời chuyển thành sao punxa.
    • C.mặt trời  biến mất.    
    • D.mặt trời chuyển thành sao lỗ đen.
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?