Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Chắc hẳn chúng ta ta đều biết, vũ trụ là do vật chất tạo thành, trong vũ trụ bao la có vô vàn vật chất đang vận động. Vậy thì vũ trụ quanh ta có cấu tạo như thế nào? Ngoài hệ Mặt trời ra, trong không gian bao la của vũ trụ còn có những gì nữa?  Ngoài các vì sao, tinh vân, tinh hệ ra thì vũ trụ còn có gì nữa hay không?  Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài học ngày hôm nay :  Bài 41- Cấu tạo vũ trụ. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nhé.

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Hệ Mặt Trời:

Quỹ đạo của các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

Quỹ đạo của các hành tinh quay quanh Mặt Trời.

a. Mặt Trời:

  • Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, là một quả cầu khí nóng sáng ( 75% khí hidrô, và 23% khí heli )

  • Có bán kính lớn hơn 109 lần bán kính Trái Đất, khối lượng bằng 333000 lần khối lượng Trái Đất

  • Nhiệt độ mặt ngòai là 6000K và trong lòng khoảng hành chục triệu độ

  • Công suất bức xạ là 3,9.1026W, nguồn năng lượng Mặt Trời là phản ứng nhiệt hạch

b. Các hành tinh khác của hệ Mặt trời: 

  • Có 8 hành tinh trong hệ Mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ Tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh, chia thành hai nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc tinh”

  • Các hành tinh này chuyển động quanh Mặt trời cùng một chiều trên cùng một mặt phẳng

c. Các tiểu hành tinh:

  • Tiểu hành tinh là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh

d. Sao chổi và thiên thạch:

  • Sao chổi: là khối khí đóng băng lẫn với đá. Có đường kính vài kilomet, chuyển động xung quang Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời  là một tiêu điểm

  • Thiên thạch là những tản đá chuyển động xung quanh Mặt Trời. Khi thiên thạch bay vào khí quyển Trái đất nó nóng cháy và tạo thành sao băng

2.2. Các sao và thiên hà:

a. Các sao:

  • Sao là một khối khí nóng sáng giống nhu Mặt Trời

  • Nhiệt độ trong lòng các ngôi sao lên đến hành chục triệu độ

  • Khối lượng cùa sao khảong từ 0,1 đến hành chục lần khối lượng của Mặt Trời

  • Sao đôi: Cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung

  • Sao mới: Sao có độ sáng tăng lên hàng vạn lần – hàng triệu lần

  • Còn có những sao không phát sáng: các puxa và cac lổ đen

  • Tinh vân : là đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó hoặc những đám khí bị ion hóa được phóng ra từ  một sao mới hay siêu mới

b. Thiên hà:

  • Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều lọai sao và tinh vân ( có thể lên đến vài trăm tỉ sao )

  • Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên nữ ( cách ta hai triệu năm ánh sáng , 1 năm ánh sáng = 9,47.1012km ).

  • Một thiên hà có đường kính vào khỏang 100000 năm ánh sáng

  • Hình dạng: hình xoắn ốc, hình elipxốit, hình dạng không xác định

c. Thiên hà của chúng ta : Ngân hà

  • Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà.

  • Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt. Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15000 năm ánh sáng.

  • Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.

  • Có dạng là hình xoắn ốc

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Mặt Trời có vai trò gì trong hệ Mặt Trời?

Hướng dẫn giải:

  • Vai trò của Mặt trời: 

    • Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ Mặt trời

    • Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cả hệ.

Bài 2

Người ta dựa vào đặc điểm nào dưới đây để phân các hành tinh trong hệ mặt trời làm hai nhóm?

A. Khoảng cách đến mặt trời

B. Nhiệt độ bề mặt hành tinh

C. Số vệ tinh nhiều hay ít

D. Khối lượng 

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án D : Khối lượng

Bài 3

Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà?

A. Sao siêu mới

B. Punxa

C. Lỗ đên

D. Quaza

Hướng dẫn giải:

  • Cấu trúc thành viên của Thiên hà gồm sao siêu mới, punxa, lỗ đen.

⇒ Quaza không phải là cấu trúc thành vien của Thiên hà

⇒ Chọn đáp án D

4. Luyện tập Bài 41 Vật lý 12 

Qua bài giảng Cấu tạo vũ trụ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Trình bày sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời

  • Trính bày sơ lựoc về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.

  • Mô tả được hình dạng của Thiên hà của chúng ta ( Ngân Hà)

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A.  Hỏa tinh  Trái Đất
    • B.  Hỏa tinh  Mộc tinh
    • C.  Hỏa tinh  Kim tinh
    • D.  Trái Đất  Mộc tinh
    • A. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời đều thuộc về Thiên Hà của chúng ta (còn gọi là Ngân Hà)
    • B. Tất cả các sao ta thấy trên bầu trời chỉ có 1 số ít thuộc về Thiên Hà của chúng ta
    • C. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà không thuộc về Thiên Hà của chúng ta
    • D. Những sao nằm ngoài dải Ngân Hà có hơn một nửa thuộc về Thiên Hà của chúng ta
    • A. Một hạt có khối lượng rất nhỏ nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.
    • B. Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.
    • C. Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên đứng yên xung quanh.
    • D. Cấu trúc hệ Mặt Trời và cấu trúc  nguyên tử nêon luôn tồn tại lực hấp dẫn bên trong
    • A. Khi thiên thạch bay vào khí quyển của Trái Đất, nó nóng sáng và bốc chảy gọi là sao băng.
    • B. Sao băng là thành viên của hệ Mặt Trời
    • C. Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa tinh  Mộc tinh
    • D. Sao băng là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, nó chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Mặt trăng  Trái Đất
    • A. Thổ tinh, Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
    • B. Thủy tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
    • C. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh.
    • D. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh.
    • A. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền đi theo một phương nào đó trong một đơn vị thời gian
    • B. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời phát ra trong một đơn vị thời gian
    • C. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời truyền theo phương vuông góc tời một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn   trong một đơn vị thời gian
    • D. lượng năng lượng bức xạ của mặt trời mà Trái đất nhận được trong một đơn vị thời gian

Câu 7- Câu 18: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 41.5 trang 123 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.6 trang 123 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.7 trang 123 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.8 trang 123 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.9 trang 123 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.10 trang 124 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.11 trang 124 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.12 trang 124 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.13 trang 124 SBT Vật lý 12

Bài tập 41.14 trang 125 SBT Vật lý 12

Bài tập 1 trang 311 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 311 SGK Vật lý 12 nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 41 Chương 8 Vật lý 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?