Bài tập trắc nghiệm Toán 7 Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (cgc).
Câu hỏi trắc nghiệm (14 câu):
-
Câu 1:
Cho tam giác ABC và tam giác MHK có: AB = MH, \(\widehat A = \widehat M\). Cần thêm môt điều kiện gì để hai tam giác ABC và MHK bằng nhau theo trường hợp cạnh - góc - cạnh
- A.BC = MK
- B.BC = HK
- C.AC = MK
- D.AC = HK
-
Câu 2:
Cho tam giác BAC và tam giác KEF có BA = EK, \(\widehat A = \widehat K\), CA = KF. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là đúng?
- A.\(\Delta BAC = \Delta EKF\)
- B.\(\Delta BAC = \Delta EFK\)
- C.\(\Delta ABC = \Delta EKF\)
- D.\(\Delta BAC = \Delta KEF\)
-
Câu 3:
Cho hai đoạn thẳng BD và EC vuông góc với nhau tại A sao cho AB = AE, AD = AC, AB < AC. Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai:
- A.\(\Delta AE{\rm{D}} = \Delta ABC\)
- B.BC = ED
- C.EB = CD
- D.\(\widehat {ABC} = \widehat {A{\rm{ED}}}\)
-
Câu 4:
Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, C, trên tia Oy lấy hai điểm B, D sao cho OA = OB, OC = OD (A nằm giữa O và C, B nằm giữa O và D). Chọn câu đúng
- A.\(\Delta OA{\rm{D}} = \Delta BOC\)
- B.\(\Delta OA{\rm{D}} = \Delta OCB\)
- C.\(\Delta AO{\rm{D}} = \Delta OBC\)
- D.\(\Delta OA{\rm{D}} = \Delta OBC\)
-
Câu 5:
Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, C, trên tia Oy lấy hai điểm B, D sao cho OA = OB, OC = OD (A nằm giữa O và C, B nằm giữa O và D). So sánh \(\widehat {CAD}\) và \(\widehat {{\rm{CBD}}}\)
- A.\(\widehat {CAD} = \widehat {{\rm{CBD}}}\)
- B.\(\widehat {CAD} < \widehat {{\rm{CBD}}}\)
- C.\(\widehat {CAD} > \widehat {{\rm{CBD}}}\)
- D.\(\widehat {CAD} =2. \widehat {{\rm{CBD}}}\)
-
Câu 6:
Cho tam giác DEF và tam giác HKG có DE = HK, \(\widehat E = \widehat K\), EF = KG. Biết \(\widehat D = {70^0}\). Số đo góc H là:
- A.700
- B.800
- C.900
- D.1000
-
Câu 7:
Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác BD của góc B (D thuộc AC). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE = BA. Hai góc nào sau đây bằng nhau?
- A.\(\widehat {EDC} = \widehat {BAC}\)
- B.\(\widehat {EDC} = \widehat {ACB}\)
- C.\(\widehat {EDC} = \widehat {ABC}\)
- D.\(\widehat {EDC} = \widehat {ECD}\)
-
Câu 8:
Cho đoạn thẳng AB, trên đường trung trực d của đoạn AB lấy điểm M. So sánh AM và BM
- A.MA = MB
- B.MA > MB
- C.M< MB
- D.2.MA = MB
-
Câu 9:
Cho tam giác ABC có AB = AC = BC, phân giác BD và CE cắt nhau tại O. Chọn câu đúng
- A.\(CE \bot AB\)
- B.\(BD \bot AC\)
- C.DC= BC
- D.Cả A, B đều đúng
-
Câu 10:
Cho tam giác ABC có AB = AC = BC, phân giác BD và CE cắt nhau tại O. Tính số đo góc BOC
- A.600
- B.800
- C.1200
- D.1000
-
Câu 11:
Cho góc nhọn xOy và Oz là tia phân giác của góc đó. Trên tia Ox lấy điểm A và trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Gọi C là một điểm bất kì trên tia Oz. Chọn câu sai:
- A.AC = OB
- B.AC = BC
- C.\(\widehat {OAC} = \widehat {OBC}\)
- D.CO là tia phân giác của \(\widehat {BCA}\)
-
Câu 12:
Cho góc nhọn xOy và Oz là tia phân giác của góc đó. Trên tia Ox lấy điểm A và trên tia Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Gọi C là một điểm bất kì trên tia Oz. Gọi I là giao điểm của AB và Oz. Tính góc AIC
- A.1200
- B.900
- C.600
- D.1000
-
Câu 13:
Cho tam giác ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Trên tia đối của tia MC lấy điểm D sao cho MD = MC. Trên tia đối của tia NB lấy điểm E sao cho NE = NB
(I) \(\Delta AM{\rm{D}} = \Delta BMC\,\)
(II) \(\Delta AN{\rm{E}} = \Delta CNB\,\)
(III) A, D, E thẳng hàng
(IV) A là trung điểm của đoạn thẳng DE
Số khẳng định đúng trong các khẳng định trên là:
- A.0
- B.2
- C.4
- D.3
-
Câu 14:
Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng đó. Lấy điểm E, F lần lượt là điểm thuộc đoạn AD và BC sao cho AE = BF. Cho OE = 2cm, tính EF
- A.4cm
- B.2cm
- C.3cm
- D.3,5cm