Đối với các vật thể có nhiều phần rỗng ở bên trong như các lỗ, các rãnh nếu dùng hình biễu diễn thì có nhiều nét đứt, như thế bản vẽ thiếu rõ ràng, sáng sủa. Vì vậy, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng hình cắt và mặt cắt để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Vậy thế nào là hình cắt và mặt cắt? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì?.... trong nội dung bài học bài Mặt cắt và hình cắt dưới đây sẽ giúp các em giải đáp các vấn đề thắc mắc này. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm hình cắt và mặt cắt
1.1.1. Cách xây dựng
Giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó.
Hình 1. Xây dựng hình cắt và mặt cắt
1.1.2. Các khái niệm
- Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt
Hình 1.1. Mặt cắt
- Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt
Hình 1.2. Hình cắt
Lưu ý: Mặt cắt được thể hiện bằng đường kẻ gạch gạch.
1.2. Mặt cắt
Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều phần lỗ, rãnh.
1.2.1. Mặt cắt chập
- Mặt cắt chập được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh
- Mặt cắt chập dùng để biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản
Hình 2.1. Hình biểu diễn mặt cắt chập của vật thể
1.2.2. Mặt cắt rời
- Mặt cắt rời được vẽ ở ngoài hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền đậm
- Mặt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh
Hình 2.2. Hình biểu diễn mặt cắt rời của vật thể
1.3. Hình cắt
Tùy theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.
1.3.1. Hình cắt toàn bộ
Hình 3.1. Hình cắt toàn bộ
- Sử dụng một mặt phẳng cắt để chia vật thể thành hai phần
- Dùng biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể
1.3.2. Hình cắt một nửa: (bán phần)
Hình 3.2. Hình cắt một nửa
- Hình cắt một nửa là hình biểu diến môt nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu và được ngăn cách nhau bằng nét gạch chấm mảnh
- Biểu diễn những vật thể có tính chất đối xứng
- Chú ý: Các nét đứt ở nửa hình chiếu đã được thể hiện trên nửa hình cắt nên ta không cần vẽ
1.3.3. Hình cắt cục bộ: (riêng phần)
- Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt
- Được ngăn cách với phần còn lại của vật thể bằng nét gạch chấm mảnh
-
Chú ý: Đường giới hạn của phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng
Hình 3.3. Hình cắt cục bộ
Bài tập minh họa
Câu 1
So sánh mặt cắt rời và mặt cắt chập qua 3 đặc điểm (vị trí vẽ, nét vẽ của đường bao và ứng dụng)?
Gợi ý trả lời:
Mặt cắt chập | Mặt cắt rời | |
Vị trí vẽ | Vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng | Vẽ bên ngoài hình chiếu. |
Nét vẽ của đường bao | Nét liền mảnh | Nét liền đậm Liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh |
Ứng dụng | Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản | Biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp |
Câu 2
Nêu định nghĩa và ứng dụng các loại hình cắt.
Gợi ý trả lời:
Hình cắt toàn bộ | Hình cắt một nửa | Hình cắt cục bộ | |
Định nghĩa | Sử dụng một mặt phẳng cắt, cắt toàn bộ vật thể | Là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu Đường phân cách là trục đối xứng, vẽ bằng nét gạch chấm mảnh | Là hình biểu diễn một phần hình cắt với hình chiếu Đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng |
Ứng dụng | Dùng để biểu diễn bên trong của vật thể | Dùng trong trường hợp vật thể đối xứng | Dùng để biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt |
3. Luyện tập Bài 4 Công Nghệ 11
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Khái niệm mặt cắt và hình cắt
- Ứng dụng và cách vẽ của các mặt cắt: Mặt cắt chập và mặt cắt rời
- Ứng dụng và cách vẽ của các hình cắt: Hình cắt toàn phần, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Nét liền mảnh
- B. Nét liền đậm
- C. Nét lượn sóng
- D. Đường gạch chéo
-
Câu 2:
Hình cắt là:
- A. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt
- B. Hình biểu diễn các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt
- C. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể trước mặt phẳng cắt
- D. Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt
-
Câu 3:
Mặt cắt được thể hiện bằng:
- A. Đường khuất
- B. Nét gạch chấm mảnh
- C. Nét lượn sóng
- D. Đường gạch gạch
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 24 SGK Công nghệ 11
Bài tập 2 trang 24 SGK Công nghệ 11
4. Hỏi đáp Bài 4 Chương 1 Công Nghệ 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!