Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 12 Bài 4: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức.
Câu hỏi trắc nghiệm (12 câu):
-
Câu 1:
Chọn phương án sai khi nói về biên độ dao động cưỡng bức
- A.Phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực
- B.Phụ thuộc vào tần số của ngoại lực
- C.Không phụ thuộc lực ma sát
- D.Phụ thuộc lực ma sát
-
Câu 2:
Chọn phương án sai khi nói về dao động cưỡng bức
- A.Dao động với biên độ thay đổi theo thời gian
- B.Dao động điều hòa
- C.Dao động với tần số bằng tần số của ngoại lực
- D.Dao động với biên độ không đổi
-
Câu 3:
Dao động duy trì là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số:
- A.bằng tần số của dao động tự do
- B.bất kỳ
- C.bằng nửa tần số của dao động tự do
- D.bằng 2 lần tần số của dao động tự do
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự cộng hưởng của một hệ dao động cơ:
- A.Điều kiện để có cộng hưởng là tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.
- B.Lực cản càng nhỏ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra càng rõ.
- C.Khi có cộng hưởng, biên độ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại.
- D.Một trong những ứng dụng của hiện tượng cộng hưởng là chế tạo bộ phận giảm xóc của ôtô.
-
Câu 5:
Sau khi tác dụng ngoại lực tuần hoàn lên hệ dao động đang ở trạng thái cân bằng thì ở giai đoạn chuyển tiếp:
- A.Dao động của hệ chưa ổn định, biên độ tăng dần.
- B.Dao động của hệ ổn định, biên độ tăng dần.
- C.Dao động của hệ chưa ổn định, biên độ giảm dần.
- D.Dao động của hệ ổn định, biên độ giảm dần.
-
Câu 6:
Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi:
- A.Tần số của lực cưỡng bức lớn.
- B.Độ nhớt của môi trường càng lớn.
- C.Độ nhớt của môi trường càng nhỏ.
- D.Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
-
Câu 7:
Chọn phương án sai:
- A. Dao động cưỡng bức khi cộng hưởng có tần số bằng tần số dao động riêng.
- B.Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.
- C. Dao động cưỡng bức xảy ra trong hệ dưới tác dụng của ngoại lực không độc lập đối với hệ.
- D. Dao động duy trì là dao động riêng của hệ được bù thêm năng lượng do một lực điều khiển bởi chính dao động ấy qua một cơ cấu nào đó.
-
Câu 8:
Dao động tắt dần là
- A.Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
- B.Dao động chỉ trong môi trường có ma sát nhớt.
- C.Dao động chỉ trong môi trường có ma sát nhớt nhỏ.
- D.Dao động chỉ trong môi trường có ma sát lớn.
-
Câu 9:
Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó ta phải
- A.Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không đổi theo thời gian.
- B.Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
- C.Làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
- D.Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
-
Câu 10:
Trong các đại lượng sau, đại lượng nào không thay đổi theo thời gian trong dao động tắt dần:
- A.Động năng.
- B.Cơ năng.
- C.Biên độ.
- D.Tần số.
-
Câu 11:
Một vật dao động với biên độ 10 cm trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát là 0,01. Vật dao động với tần số góc 4 rad/s. Lấy g = 10 m/s2. Số chu kỳ dao động cho tới khi vật dừng lại là:
- A.2
- B.8
- C.5
- D.4
-
Câu 12:
Một hệ dao động có tần số riêng f0 = 2,5 Hz. Khi hệ chịu tác dụng của một ngoại lực có biểu thức F = F0sin(8πt) N thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với tần số:
- A.4 Hz
- B.2 Hz
- C.6 Hz
- D.7Hz