Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Khi công cụ kim loại ra đời và sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, các quốc gia này đều được hình thành trên lưu vực của những con sông lớn có điều kiện thuận lợi và hình thành một loại hình xã hội riêng biệt, xã hội cổ đại phương Đông. Để tìm hiểu kỉ hơn mời các em tìm hiểu bài học: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông  

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông

Lược đồ các quốc gia phương Đông

(Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông)

  • Cuối thiên niên kỷ thứ IV đầu thiên niên kỉ thứ III TCN các quốc gia cổ đại phương Đông được ra đời ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, trên lưu vực các con sông lớn.
    • Ai cập (sông Nin), Lưỡng Hà (Sông Ti-gơ-rơ), Ấn Độ (sông Hằng, sông Ấn), Trung Quốc (Sông Trường giang và Hoàng Hà).
  • Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời và nằm trên lưu vực các con sông lớn vì đó là những vùng đất mầu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm.
  • Sản xuất nông nghiệp phát triển.
    • Họ trồng lúa, chăn nuôi → thu nhiều lúa gạo, nhiều của cải dư thừa.
  • Để đảm bảo thuận lợi cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển các quốc gia cổ đại phương Đông đã chú ý đến công việc làm thuỷ lợi.

→ Hình thành xã hội có giai cấp

Làm ruộng

(Làm ruộng)

1.2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

  • Gồm 2 tầng lớp:
    • Thống trị: Quý tộc (vua chúa) và quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.
    • Bị trị:
      • Nông dân: Nông dân công xã, đông nhất, là lực lượng sản xuất chính.
      • Nô lệ: Thấp kém nhất là nô lệ, phục vụ vua và quý tộc.
  • Nội dung bộ luật ha-mu-ra-bi. Bộ luật đầu tiên của các quốc gia cổ phương Đông.
    • Nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển nông nghiệp buộc người nông dân phải tích cực cày cấy không được bỏ ruộng hoang trả lại ruộng cho chủ.

Văn bản khắc trên bia đá của bộ luật Hammurabi

(Văn bản khắc trên bia đá của bộ luật Hammurabi)

→ Nô lệ và dân nghèo nhiều lần nổi dậy như ở Lưỡng Hà, Ai Cập.

  • 2300 TCN bạo động ở La-gát (Lưỡng Hà)
  • 1750 TCN nô lệ và dân nghèo ai cập nổi dậy cướp phá đốt cháy cung điện.

→Từ quyền lợi không đều nhau, sự bất bình đẳng về địa vị → nổi dậy của nông dân mà sau này là các cuộc khởi nghĩa. Đó chính là nguyên nhân → sự thay đổi các triều đại khi xã hội tồn tại và mâu thuẫn.

Quý tộc và nô lệ

(Quý tộc và nô lệ)

1.3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông

Sơ đồ nhà nước chuyên chế các quốc gia cổ đại phương Đông

  • Nhà nước do vua đứng đầu có quyền cao nhất (chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối) ở phương Đông vua có quyền hành tối cao
  • Vua tự đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.
    • Ở Trung quốc vua là Thiên tử (con trời)
    • Ai cập là Pha-ra-on (ngôi nhà lớn)
    • Lưỡng hà gọi là En-si (người đứng đầu)

→ Một nhà nước mà quyền hành đều tập trung vào tay vua thì đó là nhà nước quân chủ chuyên chế.

  • Giúp việc cho vua có quý tộc, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
  • Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) bảo vệ quyền lợi của quý tộc và quan lại.

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải hiểu được các kiến thức cơ bản trọng tâ sau: Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã?

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 6 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 3 trang 13 SGK Lịch sử 6

Bài tập 1.1 trang 10 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.2 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.3 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.4 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.5 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.6 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.7 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 1.8 trang 11 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 2 trang 12 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 3 trang 12 SBT Lịch Sử 6

Bài tập 4 trang 12 SBT Lịch Sử 6

3. Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?