Bài tập SGK Vật Lý 10 Bài 38: Sự chuyển thể của các chất.
-
Bài tập 1 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự nóng chảy là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự nóng chảy là gì? Nêu các đặc điểm của sự nóng chảy?
-
Bài tập 2 trang 209 SGK Vật lý 10
Nhiệt nóng chảy là gì? Viết công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này?
-
Bài tập 3 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự bay hơi là gì? Tên gọi của quá trình ngược với sự bay hơi là gì?
-
Bài tập 4 trang 209 SGK Vật lý 10
Phân biệt hơi bão hòa với hơi khô. So sánh áp suất hơi bão hòa với áp suất hơi khô của chất lỏng ở cùng nhiệt độ?
-
Bài tập 5 trang 209 SGK Vật lý 10
Sự sôi là gì? Nêu đặc điểm của sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi?
-
Bài tập 6 trang 209 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng. Nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức này ?
-
Bài tập 7 trang 210 SGK Vật lý 10
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?
A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
C. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
D. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
-
Bài tập 8 trang 210 SGK Vật lý 10
Nhiệt nóng chảy của đồng là 1,8.105J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Khối lượng đồng sẽ tỏa ta nhiệt lượng là 1,8.105J khi nóng chảy hoàn toàn.
B. Mỗi kilogam đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy
C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng là 1,8.105J để hóa lỏng.
D. Mỗi kilogam đồng tỏa ra nhiệt lượng là 1,8.105J khi hóa lỏng hoàn toàn.
-
Bài tập 9 trang 210 SGK Vật lý 10
Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
-
Bài tập 10 trang 210 SGK Vật lý 10
Nhiệt hóa hơi của nước là 2,3.106J/kg. Câu nào dưới đây đúng?
A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn.
C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.
-
Bài tập 11 trang 210 SGK Vật lý 10
Một bình cầu thủy tinh chứa (không đầy) một lượng nước nóng có nhiệt độ khoảng 80oC và được nút kín. Dội nước lạnh lên phần trên gần cổ bình, ta thấy nước trong bình lại sôi. Giải thích tại sao?
-
Bài tập 12 trang 210 SGK Vật lý 10
Ở áp suất chuẩn (1 atm) có thể đun nước nóng đến 120oC được không?