Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 12 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng.
Câu hỏi trắc nghiệm (22 câu):
-
Câu 1:
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe – Cu. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để thu được Cu kim loại?
- A.Dung dịch Cu(NO3)2 dư
- B.Dung dịch MgSO4 dư
- C.Dung dịch Fe(NO3)2 dư
- D.Dung dịch FeCl3 dư
-
Câu 2:
Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì?
- A.Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
- B.Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
- C.Thanh Fe có màu xám và dung dịch nhạt dần màu xanh
- D.Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh
-
Câu 3:
Kim loại Cu không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
- A.H2SO4 đặc.
- B.HCl.
- C.FeCl3.
- D.AgNO3.
-
Câu 4:
Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?
- A.Cu
- B.Au
- C.Al
- D.Ag
-
Câu 5:
Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
- A.H2S.
- B.BaCl2.
- C.Fe2O3.
- D.NaOH.
-
Câu 6:
Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, cho khí NO2. Tổng hệ số cân bằng nguyên các chất trong phản ứng là:
- A.10.
- B.9.
- C.12.
- D.11.
-
Câu 7:
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là :
- A.Cu, Fe, ZnO, MgO
- B.Cu, Fe, Zn, Mg
- C.Cu, Fe, Zn, MgO
- D.Cu, FeO, ZnO, MgO
-
Câu 8:
Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2(đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
- A.25,4 gam
- B.31,8 gam
- C.24,7 gam
- D.21,7 gam
-
Câu 9:
Cho 7,68 gam hỗn hợp Fe2O3 và Cu tác dụng với HCl dư, sau phản ứng còn lại 3,2 gam Cu. Khối lượng của Fe2O3 ban đầu là:
- A.2,3 gam
- B.3,2 gam
- C.4,48 gam
- D.4,42 gam
-
Câu 10:
Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là:
- A.20,4.
- B.40,0.
- C.53,6.
- D.40,8.
-
Câu 11:
Chất X có cấu hình electron là [Ar]3d104s1. X là?
- A.Cu
- B.Fe
- C.Zn
- D.Ag
-
Câu 12:
Tìm M biết cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc)?
- A.Mg
- B.Fe
- C.Cu
- D.Zn
-
Câu 13:
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :
- A.21,56 gam.
- B.21,65 gam.
- C.22,56 gam.
- D.22,65 gam.
-
Câu 14:
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc). Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
- A.0,48 lít
- B.0,84 lít
- C.0,72 lít
- D.0,448 lít
-
Câu 15:
Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A. Tính nồng độ mol của dung dịch A.
- A.0,452M
- B.0,457M
- C.0,464M
- D.0,556M
-
Câu 16:
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng là:
- A.177ml
- B.188ml
- C.188,08 lít
- D.177,08 lít
-
Câu 17:
Phản ứng nào sau đây xảy ra?
- A.Cu2+ + 2Ag → Cu + 2Ag+
- B.Cu + Pb2+ → Cu2+ + Pb
- C.Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
- D.Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe
-
Câu 18:
Cho phương trình phản ứng sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử là:
- A.1 và 6
- B.3 và 6
- C.3 và 2
- D.3 và 8
-
Câu 19:
Phương pháp nào không được dùng để tách Ag và Cu ra khỏi hỗn hợp:
- A.Hòa tan bằng muối Fe(III), rồi cho Fe vào dung dịch thu được
- B.Cho vào dung dịch HCl có sục khí O2
- C.Đốt cháy rồi cho vào dung dịch HCl
- D.Cho vào dung dịch NaCl
-
Câu 20:
Hiện tượng khi cho bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat là:
- A.Màu xanh của dung dịch nhạt dần
- B.Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch
- C.Dung dịch mất màu hoàn toàn
- D.Có bọt khí xuất hiện
-
Câu 21:
Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hóa học, trong đó có 13,2% Al. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất.
- A.Al3Cu
- B.Al4Cu11
- C.Al4Cu10
- D.Al4Cu3
-
Câu 22:
Xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu.
- A.27,1%
- B.29,5%
- C.30,7%
- D.23,7%