Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác.

Câu hỏi trắc nghiệm (18 câu):

  • Câu 1:

    Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm chứa anilin, hiện tượng quan sát được là

    • A.xuất hiện màu xanh.
    • B.xuất hiện màu tím.
    • C.có kết tủa màu trắng.
    • D.có bọt khí thoát ra.
  • Câu 2:

    Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6). Hãy chọn nhận xét đúng:

    • A.Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất 
    • B.Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
    • C.Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
    • D.Hai chất đó có cùng công thức phân tử và công thức đơn giản nhất
  • Câu 3:

    Hiđrocacbon X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C8H8. Biết X có phản ứng trùng hợp và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là:

    • A.Toluen.
    • B.Stiren. 
    • C.Isopren.
    • D.Etylbenzen.
  • Câu 4:

    Cho 13,95 gam anilin tác dụng với nước brom thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là:

    • A.74,25 gam.
    • B.49,5 gam.
    • C.45,9 gam.
    • D.24,75 gam.
  • Câu 5:

    Tiến hành trùng hợp 26 gam stiren, hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với 500 ml dung dịch Br2 0,15M, cho tiếp dung dịch KI dư vào thu được 3,175 gam Iod. Khối lượng polime tạo ra là:

    • A.12,5.
    • B.24.
    • C.16.
    • D.19,5.
  • Câu 6:

    Số đồng phân Hiđrocacbon thơm ưng với công thức C8H10 là

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.5
  • Câu 7:

    Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

    • A.o-bromtoluen    
    • B.m-bromtoluen.
    • C.phenylbromua    
    • D.benzylbromua
  • Câu 8:

    Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

    • A.hex-1-en   
    • B.hexan 
    • C.3 hex-1-in   
    • D.xiclohexan
  • Câu 9:

    Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là

    • A.CnH2n+2  
    • B.CnH2n-2 
    • C.CnH2n-4  
    • D.CnH2n-6
  • Câu 10:

    Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2(đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là

    • A.C6H6  
    • B.C7H8  
    • C.C8H8   
    • D.C8H10
  • Câu 11:

    Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạp polime?

    • A.benzen  
    • B.toluen  
    • C.3 propan   
    • D.stiren
  • Câu 12:

    Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Khối lượng Nitrobenzen điều chế được từ 19,5 tấn benzen (hiệu suất phản ứng 80%) là

    • A.30,75 tấn  
    • B.38,44 tấn.
    • C.15,60 tấn   
    • D.24,60 tấn
  • Câu 13:

    Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là

    • A.C6H6Br2 
    • B.C6H6Br6   
    • C.C6H5Br   
    • D.C6H6Br4
  • Câu 14:

    Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexaclorua. Công thức của hexaclorua là

    • A.C6H6Cl2  
    • B.C6H6Cl6    
    • C.C6H5Cl    
    • D.C6H6Cl4
  • Câu 15:

    Công thức phân tử của toluen là

    • A.C6H6  
    • B.C7H8 
    • C.C8H8    
    • D.C8H10
  • Câu 16:

    Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H8 .Công thức phân tử của của X là

    • A.C3H4 
    • B.C6H8   
    • C.C9H12   
    • D.C12H16
  • Câu 17:

    Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng?

    • A.benzen   
    • B.toluen  
    • C.3 propan    
    • D.metan
  • Câu 18:

    Cho toluen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế 2,4,6-trinitrotoluen (TNT). KHối lượng điều chế được từ 23 kg toluen (hiệu suất 80%) là

    • A.45,40 kg  
    • B.70,94 kg
    • C.18,40 kg   
    • D.56,75 kg
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?