Trong bài này các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về vitamin và muối khoáng như vai trò, nguồn cung cấp của vitamin và muối khoáng và tác hại đối với cơ thể khi thiếu vitamin và muối khoáng.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vitamin
- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng cần thiết cho sự sống
- Lượng vitamin cần cho mỗi người là rất ít, chỉ vài miligam trong một ngày và tùy loại vitamin.
- Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.
- Vitamin được xếp thành hai nhóm là
- Nhóm tan trong dầu, mỡ: A, D, E, K
- Nhóm tan trong nước: C, B1, B2, B6, B12
- Các vitamin khác nhau tham gia cấu trúc của nhiều hệ enzim khác nhau do đó có vai trò khác nhau đối với cơ thể
Loại vitamin | Vai trò chủ yếu | Nguồn cung cấp | |
Vitamin A | Nếu thiếu sẽ làm biểu bì thiếu bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt khô, có thể dẫn tới mù loà. | Bơ, trứng, dầu cá. Thực vật có màu vàng, đỏ, xanh thẫm chứa nhiều caroten là chất tiền vitamin A. | |
Vitamin D | Cần cho sự trao đổi Canxi,, phôtpho. Nếu thiếu trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn sẽ bị loãng xương | Bơ, trứng, sữa, dầu cá. Là vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời | |
Vitamin E | Cần cho sự phát dục bình thường. Chống lão hoá, bảo vệ tế bào. | Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật… | |
Vitamin C | Chống lão hoá, chống ung thư. Thiếu sẽ làm mạch máu giãn, gây chảy máu, mắc bệnh xcobut. | Rau xanh, cà chua, quả tươi. | |
Các vitamin nhóm B | B1 | Tham gia quá trình chuyển hoá. Thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh. | Có trong ngũ cốc, thịt lợn, trứng, gan. |
B2 | Nếu thiếu sẽ gây viêm loét niêm mạc | Có trong gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc. | |
B6 | Nếu thiếu sẽ gây viêm da, suy nhược. | Có trong lúa gạo, cà chua, ngô vàng, cá hồi, gan. | |
B12 | Nếu thiếu sẽ gây viêm da, suy nhược. | Có trong gan cá biển, sữa, trứng, phomat, thịt. |
- Vitamin rất cần cho cơ thể nhưng chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ, nếu cung cấp quá nhiều sẽ gây hậu quả xấu cho sự phát triển của cơ thể.
1.2. Muối khoáng
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và năng lượng.
Tên muối khoáng | Vai trò chủ yếu | Nguồn cung cấp |
Natri và Kali | Là thành phần quan trọng trong dịch nội bào trong nước mô,huyết tương.Tham gia các hoạt động trao đổi của tế bào và hoạt động co cơ, hình thành và dẫn truyền xung thần kinh. | Có trong muối ăn.Có nhiều trong tro thực vật |
Canxi | Là thành phần chính trong xương, răng. Có vai trò quan trọngtrong hoạt động của cơ,quá trình đông máu, trong phân chia tế bào, trao đổi glicôgen và dẫn truyền xung thần kinh. | Cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt vitamin D .Có nhiều trong sữa, trứng , rau xanh |
Sắt | Là thành phần cấu tạo của hêmôglôbin trong hồng cầu | Có trong thịt, cá, gan,trứng, các loại đậu |
Iốt | Là thành phần không thể thiếu của hoóc môn tuyến giáp. | Có trong đồ ăn biển, dầu cá, rau trồng trên đất nhiều iốt, muối iốt |
Lưu huỳnh | Là thành phần cấu tạo của nhiều hoócmôn và vitamin | Có nhiều trong thịt bò, cừu, gan, cá, trứng, đậu |
Kẽm | Là thành phần của nhiều enzim. Cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể và hàn gắn vết thương. | Có trong nhiều loại thức ăn, đặc biệt là thịt. |
Phốt pho | Là thành phần cấu tạo của nhiều enzim | Có nhiều trong thịt, cá |
2. Luyện tập Bài 34 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng
- Kể tên được các nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 34 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Natri
- B. Canxi
- C. Sắt
- D. Iốt
-
- A. Phốt pho
- B. Canxi
- C. Sắt
- D. Lưu huỳnh
-
- A. Vitamin C
- B. Vitamin A
- C. Vitamin D
- D. Vitamin E
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 34 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 110 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 110 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 110 SGK Sinh học 8
Bài tập 4 trang 110 SGK Sinh học 8
Bài tập 6 trang 61 SBT Sinh học 8
Bài tập 7 trang 61 SBT Sinh học 8
Bài tập 17 trang 65 SBT Sinh học 8
Bài tập 18 trang 65 SBT Sinh học 8
Bài tập 21 trang 66 SBT Sinh học 8
Bài tập 29 trang 68 SBT Sinh học 8
Bài tập 30 trang 68 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 34 Chương 6 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!