Trong bài này các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về thân nhiệt như cơ chế điều hòa thân nhiệt, phương pháp phòng chống nóng lạnh để bảo vệ cơ thể.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định 370C (không dao động quá 0,50C) là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt .
- Thân nhiệt phản ánh tình trạng sức khỏe.
1.2. Các cơ chế điều hoà thân nhiệt
1.2.1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt
- Da có vai trò quan trọng trong điều hoà thân nhiệt
- Cơ chế:
- Khi trời nóng: Mao mạch da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
- Khi trời lạnh : Mao mạch da co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Đồng thời cơ chân lông co lại nên sởn gai ốc làm giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
Hiện tượng | Giải thích |
Mùa hè da hồng hào | Vì mao mạch máu dãn, lưu lượng máu qua da nhiều. Tỏa nhiệt ra môi trường nhiều. |
Mùa đông da thường tái hoặc sởn gai ốc | Mao mạch máu co, lưu lượng máu qua da ít. Tỏa nhiệt ra môi trường ít. |
Lao động thì người nóng và toát mồ hôi | Mồ hôi bay hơi mang đi một lượng nhiệt lớn làm mát cơ thể. |
Vào ngày trời nóng, không thoáng gió, độ ẩm không khí cao, mồ hôi chảy thành dòng,người bức bối khó chịu | Mồ hôi thoát ra không bay hơi được nên chảy thành dòng, nhiệt không thoát ra ngoài nên người bức bối khó chịu. |
1.2.2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
- Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt
- Hệ thần kinh điều tiết sự tỏa nhiệt bằng cách:
- Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào
- Phản ứng co, dãn mạch máu dưới da
- Tăng, giảm tiết mồ hôi
- Co, duỗi cơ chân lông
1.3. Phương pháp chống nóng, chống lạnh
- Nhiệt độ môi trường cao nhưng không thông thoáng, sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi bị ngưng trệ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao à dễ bị cảm nóng
- Đi nắng hay vừa lao động nặng xong, thân nhiệt đang cao mà tắm ngay hay ngồi nghỉ nơi gió lùa à có thể bị cảm sốt
- Mùa rét, cơ thể mất nhiều nhiệt mà không giữa cho cơ thể đủ ấm à cảm lạnh
- Chúng ta cần thường xuyên chống nóng, chống lạnh để giữ cơ thể khỏe mạnh
Đặc điểm | Mùa đông | Mùa hè |
Chế độ ăn uống | Cần ăn nhiều và ăn những thức ăn nóng, cung cấp nhiều năng lượng | Cần uống nhiều nước, ăn canh rau giàu nước để đủ mồ hôi phát tán nhiệt. |
Mặc | Cần mặc ấm, giữ ấm chân, cổ, ngực | Cần đội mũ nón khi đi đường và lao động, mặc quần áo rộng và thoáng. |
Phương tiện | Chăn, lò sưởi, điều hòa | Quạt, điều hòa |
2. Luyện tập Bài 33 Sinh học 8
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt
- Biết cách chống nóng, chống lạnh cho cơ thể để bảo vệ sức khỏe
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Trâu
- B. Mèo
- C. Lợn
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
- A. Chuột, thỏ, hươu, nai
- B. Châu chấu, ếch đồng, cá rô phi
- C. Ngựa, cừu, dê, hổ
- D. Voi, gà, bồ câu, vịt
-
- A. 370C
- B. 380C
- C. 360C
- D. 400C
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 106 SGK Sinh học 8
Bài tập 2 trang 106 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 106 SGK Sinh học 8
Bài tập 3 trang 61 SBT Sinh học 8
Bài tập 5 trang 62 SBT Sinh học 8
Bài tập 14 trang 64 SBT Sinh học 8
Bài tập 15 trang 64 SBT Sinh học 8
Bài tập 16 trang 64 SBT Sinh học 8
Bài tập 20 trang 65 SBT Sinh học 8
Bài tập 28 trang 68 SBT Sinh học 8
3. Hỏi đáp Bài 33 Chương 6 Sinh học 8
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!