Bài tập trắc nghiệm Vật Lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
- A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
- B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
- C.Cuộn dây dẫn và nam châm.
- D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
-
Câu 2:
Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:
- A.Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
- B.Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
- C.Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
- D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
-
Câu 3:
Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
- A. Luôn đứng yên.
- B. Chuyển động đi lại như con thoi.
- C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
- D. Luân phiên đổi chiều quay.
-
Câu 4:
Máy phát điện xoay chiều biến đổi:
- A.Cơ năng thành điện năng
- B.Điện năng thành cơ năng
- C.Cơ năng thành nhiệt năng
- D.Nhiệt năng thành cơ năng
-
Câu 5:
Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?
- A.Tạo ra từ trường
- B.Làm cho số đướng sức từ qua tiết diên cuộn dây tăng
- C.Làm cho số đướng sức từ qua tiết diên cuộn dây giảm
- D.Làm cho số đướng sức từ qua tiết diên cuộn dây biến thiên
-
Câu 6:
Trong máy phát điện xoay chiều có roto là nam châm điện khi hoạt động thì nam châm điện có tác dụng gì?
- A.Tạo ra từ trường.
- B.Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng.
- C.Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm.
- D.Làm cho số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.
-
Câu 7:
Cho một thanh nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. Để trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng thì điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
- A.Cuộn dây phải tạo thành mạch kín
- B.Thanh nam châm phải là thanh nam châm thẳng
- C.Thanh nam châm phải có kích thước lớn hơn cuộn dây
- D.Điều kiện B và C không cần thiết
-
Câu 8:
Các dụng cụ nào sau đây chủ yếu chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động?
- A.Bàn là điện và máy giặt.
- B.Máy khoan điện và mỏ hàn điện.
- C.Quạt trần và nồi cơm điện.
- D.Quạt trần và máy giặt.
-
Câu 9:
Trong máy phát điện xoay chiều và động cơ điện một chiều có hai bộ phận là rô to và stato. Làm thế nào để phân biệt được hai bộ phận này?
- A.Bộ phận nào quay là rô to, bộ phận đứng yên là stato.
- B.Bộ phận nào quay là stato, bộ phận đứng yên là rô to.
- C.Bộ phận nào quay là stato.
- D.Tất cả đều sai.
-
Câu 10:
Động cơ điện khi hoạt động sẽ biến đổi:
- A.Cơ năng thành điện năng
- B.Điện năng thành cơ năng
- C.Động năng thành thế năng .
- D.Thế năng thành động năng