Nội dung bài Luyện tập Ankin củng cố kiến thức về tính chất hóa học của ankin. Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chất hóa học của anken và ankin
| Anken | Ankin | |
CT chung | CnH2n \((n \ge 2)\) | CnH2n-2 \((n \ge 2)\) | |
Cấu Tạo | Giống | -Hidrocacbon không no, mạch hở -Có đp mạch cacbon và đp vị trí lk bội | |
Khác | -Có 1lk đôi -Có đp hình học | -Có 1lk ba -Không có đp hình học | |
TCHH | Giống | -Cộng hidro -Cộng brom (dd) -Cộng HX theo quy tắc Maccopnhicop -Làm mất màu dd KMnO4 | |
Khác | Không có pư thế bằng ion kim loại | Ank-1-in có pư thế bằng ion kim loại |
1.2. Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken, ankin
Hình 1: Sự chuyển hóa lẫn nhau giữa ankan, anken và ankin
Bài tập minh họa
Bài 1:
Có 3 lọ mất nhãn,chứa các hoá chất sau: Propan, propen, propin .
Hãy trình bày cách nhận biết các hoá chất trên bằng phương pháp hoá học.Viết các quá trình xảy ra.
Hướng dẫn:
Bài 2:
Cho hỗn hợp khí gồm 3 hiđrocacbon: propan, propin, propen. Trình bày phương pháp để tách biệt các khí đó ra khỏi nhau.
Hướng dẫn:
Bài 3:
Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2(đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y ( không chứa H2).Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa gam Br2.Công thức phân tử của X là:
Hướng dẫn:
Ta có \(n_{H_{2}}=0,7mol;n_{Br_{2}}=0,1mol\)
\(C_{n}H_{2n-2}+2\bar{X_{2}}\rightarrow C_{n}H_{2n-2}\bar{X}_{4}\)
Ankin cộng với tác nhân X2 theo tỉ lệ 1:2
\(\Rightarrow n_{X}=\frac{n_{H_{2}}+n_{Br_{2}}}{2}=\frac{0,7+0,1}{2}=0,4mol\)
\(\Rightarrow M_{X}=\frac{27,2}{0,4}=68(C_{5}H_{8})\)
Bài 4:
Hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen có tỉ khối so với hidro là 19,5. Lấy 4,48l X (đktc) trộn với 0,09mol H2 rồi cho vào bình kín có sẵn chất xúc tác Ni, đốt nóng, sau các phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hidrocacbon. Dẫn Y qua dung dịch chứa 0,2mol AgNO3 trong dung dịch NH3 dư, sau khi AgNO3 hết thu được 22,35g kết tủa và có 20,16l khí Z ở đktc thoát ra. Z phản ứng tối đa m gam brom trong CCl4 .Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
MX= 39g; nX = 0,2 mol ⇒ Áp dụng qui tắc đường chéo:
\(n_{C_{{2}}H_{2}} = n_{C_{4}H_{4}}= 0,1 \ mol\)
⇒ npi(X) = 0,5 mol
Vì phản ứng hoàn toàn sau đó sản phẩm chỉ gồm hidrocacbon ⇒ H2 hết
⇒ nPi(Y) = mPi(X) – \(n_{H_{2}}\) = 0,41 mol; nY = nX = 0,2 mol
nZ = 0,9 mol
Giả sử Y gồm x mol C2H2 và y mol C4H4 dư và AgNO3 dư
⇒ x + y = nY – nZ = 0,11 mol
mkết tủa \(= m_{Ag_{2}C_{2}} + m_{C_{4}H_{3}Ag}\) = 240x + 159y = 22,35g
⇒ x = 0,06; y = 0,05 mol \((2n_{C_{2}H_{2}} + n_{C_{4}H_{4}} = 0,17 < n_{AgNO_{3}} = 0,2 \Rightarrow TM)\)
⇒ npi(Z) = npi(Y) – \((2n_{C_{2}H_{2}} + 3n_{C_{4}H_{4}})\) = 0,14 mol = \(n_{Br_{2}}\)
⇒ m = 22,4g
3. Luyện tập Bài 33 Hóa học 11
Sau bài học cần nắm:
- Tính chất hóa học của ankin.
- Phân biệt ankan, anken, ankin bằng phương pháp hóa học.
3.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 33 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Styren
- B. Đimetyl axetylen
- C. But-1-in
- D. But-1,3-dien
-
- A. 2.
- B. 4.
- C. 3.
- D. 1.
-
- A. 0,2
- B. 0,3.
- C. 0,1.
- D. 0,4.
-
- A. 27,6.
- B. 55,2.
- C. 82,8.
- D. 52,2.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 33.
Bài tập 33.7 trang 52 SBT Hóa học 11
Bài tập 33.8 trang 52 SBT Hóa học 11
Bài tập 33.9 trang 52 SBT Hóa học 11
Bài tập 1 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 9 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
4. Hỏi đáp về Bài 33 Chương 6 Hóa học 11
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.