Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn

Trong bài học này các em được tìm hiểu về các kiến thức: Đặc điểm các loại virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng; ứng dụng của virut trong thực tiễn cuộc sống động vật và con người. Nhận thấy được tầm quan trọng của virut trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các virut kí sinh ở vi sinh vật, thực vật và côn trùng

a. Virut kí sinh ở vi sinh vật (phagơ)

  • Có khoảng 3000 loài
  • Ký sinh:
    • Ở vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn)
    • Ở sinh vật nhân thực (nấm men, nấm sợi)
  • Gây thiệt hại cho ngành công nghiệp: sản xuất thuốc kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học…
  • Ví dụ: Phago T4 kí sinh trong vi sinh vật

Phage T4 kí sinh trong vi sinh vật

b. Virut ký sinh ở thực vật.

  • Có khoảng 1000 loài. Đa số các virut có bộ gen là ARN mạch đơn.
  • Quá trình xâm nhập của virut vào thực vật:
    • Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật.
    • Đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ côn trùng.
    • Một số virut xâm nhập qua vết xây sát, qua hạt phấn hoặc phấn hoa, giun ăn rễ hoặc nấm kí sinh.
  • Đặc điểm cây bị nhiễm virut:
    • Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác qua cầu sinh chất.
    • Lá cây bị đốm vàng, đốm nâu, sọc hay vằn, lá xoăn, héo, vàng và rụng.
    • Thân bị lùn hoặc còi cọc.
    • Ví dụ: Biểu hiện của lá lan bị nhiễm virut Khảm thuốc lá và Mơ bị nhiễm virut Plum pox.

 Lan bị nhiễm virut khảm thuốc láMơ bị nhiễm virus Plum pox

  • Biện pháp khắc phục: Chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh...

c. Virus ký sinh ở côn trùng

  • Đặc điểm:
    • Virut tồn tại trong côn trùng trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa.
    • Có loại virut kí sinh ở côn trùng, có loại kí sinh xong di chuyển sang động vật có xương sống, virut có thể có vỏ bọc được gọi là thể bọc.
  • Tác hại: Khi côn trùng ăn lá cây chứa virut, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut. Chúng xâm nhập vào tế bào ruột giữa hoặc theo dịch bạch huyết lan khắp cơ thể.
  • Ví dụ Virut Zika và biểu hiện bệnh

Virut Zika và biểu hiện bệnh ở người

  • Biện pháp khắc phục: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh...

1.2. Ứng dụng của virus trong thực tiễn

a. Sản xuất các chế phẩm sinh học

  • Ứng dụng : sản xuất interferon, thuốc kháng sinh, vaccine...
  • Cơ sở khoa học:

    • Phagơ có chứa đoạn gen không quan trọng có thể cắt bỏ mà không liên đến quá trình nhân lên của chúng.

    • Cắt bỏ gen của phagơ thay bằng gen mong muốn.

    • Dùng phagơ làm vật chuyển gen.

  • Quy trình: Quy trình sản xuất IFN

Quy trình sản xuất IFN

b. Trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu từ virut

  • Sự lây nhiễm của virus vào côn trùng: ví dụ virus NPV

Sự lây nhiễm của virut NPV

  • Tính ưu việt của thuốc trừ sâu từ virut:
    • Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định, không gây độc cho người và động vật.
    • Có khả năng tồn tại lâu ngoài cơ thể côn trùng.
    • Dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.

 

2. Luyện tập Bài 31 Sinh học 10

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nêu được tác hại của các loại virut ký sinh ở thực vật, vi sinh vật và côn trùng
  • Lấy ví dụ về các loại virut ký sinh
  • Nêu được vai trò của virut trong sản xuất các chế phẩm sinh học

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 22 trang 175 SBT Sinh học 10

Bài tập 23 trang 175 SBT Sinh học 10

Bài tập 36 trang 188 SBT Sinh học 10

Bài tập 35 trang 188 SBT Sinh học 10

Bài tập 37 trang 188 SBT Sinh học 10

Bài tập 38 trang 188 SBT Sinh học 10

Bài tập 39 trang 188 SBT Sinh học 10

Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 2 trang 154 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 3 trang 154 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 4 trang 154 SGK Sinh học 10 NC

Bài tập 5 trang 154 SGK Sinh học 10 NC

3. Hỏi đáp Bài 31 Chương 3 Sinh học 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?