Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 10 Bài 31: Bài thực hành số 4 Tính chất của oxi, lưu huỳnh.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Đốt nóng thìa sắt nhỏ có chứa lưu huỳnh bột trên ngọn lửa đèn cồn, lưu huỳnh nóng chảy, sau đó cháy trong không khí cho ngọn lửa xanh mờ. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình đựng khí oxi, lưu huỳnh tiếp tục cháy cho ngọn lửa
- A.sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.
- B.mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh đioxit.
- C.sáng hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit.
- D.mờ hơn và sinh ra lưu huỳnh trioxit.
-
Câu 2:
Trộn sắt bột và lưu huỳnh bột rồi cho vào ống nghiệm khô. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, một lúc sau hỗn hợp cháy đỏ. Sản phẩm tạo thành là
- A.sắt(II) sunfua có màu nâu đỏ.
- B.sắt(II) sunfua có màu xám đen.
- C.sắt(III) sunfua có màu nâu đỏ.
- D.sắt(III) sunfua có màu xám đen.
-
Câu 3:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
- A.điện phân nước.
- B.nhiệt phân Cu(NO3)2
- C.nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
- D.chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
-
Câu 4:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với oxi là
- A.Mg, Al, C, C2H5OH
- B.Al, P, Cl2, CO
- C.Au, C, S, CO
- D.Fe, Pt, C, C2H5OH
-
Câu 5:
Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách
- A.nhiệt phân KMnO4
- B.nhiệt phân Cu(NO3)2
- C.nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2
- D.chưng cất phân đoạn không khí lỏng
-
Câu 6:
Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O
Tỉ lệ a:b là
- A.1:1
- B.2:3
- C.1:3
- D.1:2
-
Câu 7:
Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
- A.2CO + O2 to → 2CO2
- B.Fe + S to → FeS
- C.S + F2 to → SF2
- D.3Fe + 2O2 to → Fe3O4
-
Câu 8:
Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
- A.dung dịch Ba(OH)2
- B.CaO
- C.dung dịch NaOH
- D.nước brom
-
Câu 9:
Để loại bỏ các khí HCl, CO2 và SO2 có lẫn trong khí N2, người ta sử dụng lượng dư dung dịch
- A.NaCl
- B.CuCl2
- C.Ca(OH)2
- D.H2SO4
-
Câu 10:
Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại
- A.Al
- B.Fe
- C.Mg
- D.Ca