Bài 30 Silic và Công nghiệp silicat

Bài tập trắc nghiệm Hóa Học 9 Bài 30 Silic và Công nghiệp silicat.

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

  • Câu 1:

    Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng:

    • A.Đơn chất.
    • B.Hợp chất
    • C.Hỗn Hợp.
    • D.Vừa đơn chất vừa hợp chất.  
  • Câu 2:

    Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

    • A.Đất sét, thạch anh, Fenfat.
    • B.Đất sét, đá vôi ,cát.
    • C.cát thạch anh, đá vôi, sođa.
    • D.Đất sét, thạch anh, đá vôi.
  • Câu 3:

    Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với

    • A.Nước và kiềm.
    • B.Nước và oxit bazơ.
    • C.Kiềm và oxit bazơ.
    • D.Kiềm và oxit axit. 
  • Câu 4:

    Thành phần chính của xi măng là:

    • A.CaCO3; Al2O3.
    • B.Đất sét, đá vôi, cát.
    • C.CaO; Al2O3.
    • D.CaSiO3; Ca(AlO2)2.
  • Câu 5:

    Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách nào dưới đây?

    • A.Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.
    • B.Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng.
    • C.Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl.
    • D.Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
  • Câu 6:

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Silic là nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên
    • B.Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
    • C.Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện điện tử...
    • D.Silic là chất rắn, màu xám, khó nòng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém
  • Câu 7:

    Công đoạn chính để sản xuất đồ gốm là:

    • A.Nhào → sấy → tạo hình → nung
    • B.Nhào → tạo hình → sấy → nung
    • C.Nhào → tạo hình → nung→ sấy 
    • D.Tạo hình → Nhào → nung→ sấy 
  • Câu 8:

    Thành phần chính của xi măng là gì?

    • A.canxi silicat 
    • B.canxi silicat và nhôm oxit
    • C.canxi silicat và canxi aluminat.
    • D.canxi aluminat.
  • Câu 9:

    Công thức hoá học của thuỷ tinh là:

    • A.Na2O.CaO.6SiO2    
    • B.CaO.6SiO2
    • C.Na2O.6SiO2      
    • D.Na2O.CaO.2SiO2
  • Câu 10:

    Hãy chọn câu đúng?

    • A.Là axit nên H2SiO3 tan nhiều trong nước.
    • B.H2SiO3 có oxit axit tương ứng là SiO2 nên có thể diều chế bằng cách cho SiO2 tác dụng với nước.
    • C.H2SiO3 là axit mạnh hơn H2CO3
    • D.H2SiO3 là axit ở trạng thái rắn, tan ít trong nước.
Bạn cần đăng nhập để làm bài

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?