Bài tập SGK Sinh Học 12 Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo).
-
Bài tập 1 trang 132 SGK Sinh học 12
Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.
-
Bài tập 2 trang 132 SGK Sinh học 12
Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm loàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.
-
Bài tập 3 trang 132 SGK Sinh học 12
Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.
-
Bài tập 4 trang 132 SGK Sinh học 12
Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?
-
Bài tập 5 trang 132 SGK Sinh học 12
Hãy chọn câu đúng nhất.
Từ quần thế cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới, vì sao?
A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.
D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
-
Bài tập 8 trang 90 SBT Sinh học 12
Cách li địa lí là gì? Nêu vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới. Nếu không có sự cách li địa lí thì loài mới có thể hình thành bằng con đường nào khác không?
-
Bài tập 31 trang 98 SBT Sinh học 12
Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra theo trình tự nào?
A. Phát sinh đột biến ⟶ sự phát tán đột biến -> chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sảnắ
B. Phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc ⟶ phát tán đột biến qua giao phối ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi.
C. Phát sinh đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi ⟶ cách li sinh sản ⟶ phát tán đột biến qua giao phối.
D. Phát tán đột biến ⟶ chọn lọc các đột biến có lợi sự phát sinh đột biến ⟶ cách li sinh sản.
-
Bài tập 37 trang 99 SBT Sinh học 12
Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum có bộ NST 6n = 42) được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.
B. là kết quả của quá trình lai xa khác loài.
C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
D. là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá.
-
Bài tập 38 trang 99 SBT Sinh học 12
Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng
A. chuyển gen gây bệnh cho sâu
B. chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng,
C. hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học
D. nuôi nhiều chim ăn sâu.
-
Bài tập 40 trang 99 SBT Sinh học 12
Giao phối lừa đực với ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi, giao phối lừa cái với ngựa đực sinh ra con bác-đô thấp hơn con la và có móng nhỏ giống lừa. Sự khác nhau giữa con la và con bác-đô là do
A. con lai thường giống mẹ
B. di truyền ngoài nhân.
C. lai xa khác loài
D. số lượng bộ NST khác nhau.
-
Bài tập 44 trang 100 SBT Sinh học 12
Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.
A. 5 ⟶ 1⟶ 4. B. 4⟶ 3 ⟶ 1.
C. 3 ⟶ 1 ⟶ 4. D. 1 ⟶ 3 ⟶ 4.
-
Bài tập 48 trang 102 SBT Sinh học 12
Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chỉ gặp ở
A. thực vật và động vật có khả năng di động xa
B. thực vật và động vật ít có khả năng di động xa.
C. động vật đơn tính.
D. thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng.