Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

Bất kì 1 loại bản đồ nào đều thể hiện các đối tượng Địa lý nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được điều này người vẽ phải có phương pháp thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước cho phù hợp. Bài học này sẽ giúp các em hiểu được người ta thu nhỏ tỉ lệ bản đồ như thế nào. Mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 3: Tỉ lệ bản đồ

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ

Hình 8: Bản đồ một khu  vực của TP Đà Nẵng

(Hình 8: Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẵng)

a. Quan sát tỉ lệ bản đồ

  • Dùng thước, đo độ dài của thước tỉ lệ là bao nhiêu cm, được chia làm mấy đoạn bằng nhau? Mỗi đoạn tương ứng với bao nhiêu m?
    • Số tỉ lệ của bản đồ là 1:7500 tức là 1cm trên bản đồ tương ứng với 75 000 cm (hay 75m) trên thực địa
    • Thước tỉ lệ dài 4 cm, chia làm 4 đoạn. Mỗi đoạn dài 1cm tương ứng với 75m trên thực địa.

b. Khái niệm

  • Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

c. Ý nghĩa

  • Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
  • Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

d. Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ

  • Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
  • Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
    • Ví dụ: mỗi đoạn 1cm trên thước bằng 1km hoặc 10km trên thực địa.
  • Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ càng nhiều.
  • Tiêu chuẩn phân loại:
    • Lớn: tỉ lệ trên: 1: 200.000
    • Trung bình: từ: 1: 200.000 đến 1:1000.000
    • Nhỏ: dưới: 1:1000.000

1.2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ

  • Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
    • Đánh dấu khoảng cách hai điểm.
    • Đo khoảng cách hai điểm
  •  Dựa vào tỉ lệ số, tính 1cm trên thước bằng …cm ngoài thực tế. Sau đó đổi ra đơn vị mét (m), hoặc kilômet (km).

 Hình 9: Bản đồ một khu vực của TP  Đà Nẵng

(Hình 9: Bản đồ một khu vực của TP Đà Nẵng)

  • Quan sát hình 8 và 9: 
    • Hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa 2 bản đồ hình 8 và hình 9?
      • Giống: Cùng vẽ thể hiện 1 vùng lãnh thổ một khu vực của Thành Phố Đà Nẵng
      • Khác: Tỷ lệ bản đồ khác nhau. Bản đồ hình 8 có tỉ lệ lớn hơn, vì có mẫu số nhỏ hơn

    • Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn? Tại sao?
      • Bản đồ có tỉ lệ lớn hơn: hình 8: Thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn
      • Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn: hình 9: Thể hiện được ít đối tượng địa lí hơn

→ Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

  • Tỉ lệ bản đồ: 
    • 1: 100 000: lớn nhất
    • 1: 200 000
    • 1:1 000 000
    • 1:15 000 000: nhỏ nhất

→ Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng nhỏ và ngược lại

→ Các tỉ lệ số của  bản đồ là một phân số có tử luôn bằng 1

Bài tập minh họa

 
 

Bài tập 1: Quan sát hình sau và tính

Câu hỏi: Đo tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số

1. Từ khách sạn Hải Vân-Thu Bồn

2. Từ khách sạn Hoà Bình-Sông Hàn

3. Chiều dài đường Phan Bội Châu

 

Một khu vực ở Thành phố Đà Nẵng

(Một khu vực của Thành phố Đà Nẵng)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi: 

1. Từ khách sạn Hải Vân-Thu Bồn

  • Dùng thước kẻ đo khoảng cách theo đường chim bay trên bản đồ từ trung tâm khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn là 5,5 cm. Biết tỉ lệ bản đồ ở hình trên là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:
    • Cách 1: 5,5 cm x 7.500 = 41250 cm = 412,5 m
    • Cách 2: 5,5 cm x 75m = 412,5 m 

2. Từ khách sạn Hoà Bình-Sông Hàn

  • Tương tự như trên, từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn: khoảng cách đo được trên bản đồ là 4.0 cm. Ti lệ bản đồ là 1:7500. Vậy khoảng cách trên thực địa là:
    • Cách 1: 4,0 cm x 7500 = 30 000 cm = 300 m.
    • Cách 2: 4 cm x 75m = 300 m   

3. Chiều dài đường Phan Bội Châu

  • Chiều dài của đường Phan Bội Châu (tính từ đường Trần Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng): khoảng cách đo được trên bản đồ là 3 cm. Theo ti lệ thước ở bản đồ hình trên. Mỗi đoạn 1 cm bằng 75 m. Vậy chiều dài của đường Phan Bội Châu là: 75 m x 3 = 225 m.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải biết tỉ lệ bản đồ, ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Bên cạnh đó các em phải tính được tỉ lệ bản đồ đo tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 8: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 14 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 13 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 14 SGK Địa lý 6

Bài tập 4 trang 13 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 12 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 12 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 12 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 11 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 11 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 11 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 14 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 14 SGK Địa lý 6

4. Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?