Nội dung chính của bài học trình bày vài nét về quan hệ giao tiếp và hoạt động, tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 3: Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
Tóm tắt lý thuyết
1. Quan hệ giao tiếp và hoạt động
Nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như là một dạng đặc biệt của hoạt động. Xét về mặt cấu trúc, giao tiếp có cấu trúc chung của hoạt động. Giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và với các thao tác cụ thể, sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đạt dược những mục đích xác định, thoả mãn nhu cầu cụ thể, tức là được thúc đẩy bởi dộng cơ. Hơn nữa, giao tiếp có các đặc điểm cơ bản của một hoạt động: có chủ thể, có đối tượng... Giao tiếp cũng là một hoạt động.
Một số nhà tâm lí học khác cho rằng, giao tiếp và hoạt động là hai phạm trù đồng đẳng, phản ánh hai loại quan hệ của con người với thế giới. Hoạt động dược hiểu là quan hệ với đối tượng là vật thể, giao tiếp là quan hệ với con người. Trong cuộc sống, hoạt động và giao tiếp có quan hệ qua lại với nhau:
+ Có trường hợp, giao tiếp là điều kiện của một hoạt động khác. Ví dụ: Trong lao động sản xuất, giao tiếp là điều kiện để con người phối hợp với nhau nhằm thực hiện một hoạt động chung.
+ Có trường hợp, hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người. Điển hình là trong giao tiếp vật chất, giao tiếp phi ngôn ngữ, các hành động, cử chỉ, điệu bộ là điều kiện thực hiện việc trao đổi thông tin, cảm xúc. Ví dụ như các diễn viên múa, diễn viên kịch câm giao tiếp với khán giả...
Có thể nói giao tiếp và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của cuộc sống con người, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người.
2. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắng định: Tâm lí con người có nguồn gốc từ bên ngoài, từ thế giới khách quan chuyển vào não người. Trong thế giới đó, các quan hệ xã hội, nền văn hoá xã hội là cái quyết định tâm lí người.
Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến nó thành tâm lí, nhân cách. Nói cách khác, tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. Hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lí người.
Có thể tóm tắt sơ đồ tổng quát về sự hình thành và phát triển tâm lí người như sau:
Sơ đồ 4: Tổng quát về sự hình thành và phát triển tâm lí ở người