Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật, hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng, mà còn có quan hệ với con người, với xã hội. Quan hệ đó gọi là giao tiếp. Giao tiếp là gì, chức năng của giao tiếp, các loại hình thức giao tiếp trong đời sống và mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Giao tiếp sau đây để nắm rõ chi tiết về giao tiếp.
Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm giao tiếp
1.1 Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là mối quan hệ giữa con người với con người, thể hiện sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lần nhau, ảnh hưởng tác dộng qua lại với nhau. Nói cách khác, gỉcio tiếp lả quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
- Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân.
- Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
- Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng...
Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân. Tính chất xã hội của giao tiếp thể hiện ở việc nó được nảy sinh, hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện do con người làm ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kĩ năng... giao tiếp của mỗi người.
1.2 Chức năng của giao tiếp
a. Chức năng thông tin
Ọua giao tiếp, con người trao dổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin.
Thu nhận và xử lí thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách.
b. Chức năng cảm xúc
Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
c. Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen... của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.
d. Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác.
e. Chức năng phối hợp hoạt động
Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.
Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người và con người, trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự diều chỉnh hành vi của mình.
2. Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
a. Căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có ba loại giao tiếp sau:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, bằng cách sử dụng những tín hiệu chung là từ, ngữ.
- Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: Giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ... Sự kết hợp giữa các động tác khác nhau có thể thể hiện sắc thái khác nhau.
- Giao tiếp vật chất: Giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
b. Căn cứ vào khoảng cách, có thể có hai loại giao tiếp cơ bản:
- Giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp mặt dối mặt, các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau.
- Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp qua thư từ, phương tiện kĩ thuật hoặc có khi qua ngoại cảm, thần giao cách cảm...
c. Căn cứ vào quy cách giao tiếp, có thể chia thành hai loại:
- Giao tiếp chính thức: Giao tiếp diễn ra theo quy định, thể chế, chức trách. Các chủ thể phải tuân thủ một số yêu cầu xác định. Ví dụ: giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giao tiếp giữa các nguyên thủ quốc gia...
- Giao tiếp không chính thức: Giao tiếp không bị ràng buộc bơi các nghi thức mà dựa vào tính tự nguyện, tự giác, phụ thụộc vào nhu cầu, hứng thú, cảm xúc... của các chủ thể. Ví dụ: giao tiếp giữa các cá nhân trên một chuyến xe, cùng xem đá bóng...