Bài 3: Phát minh khoa học-kỹ thuật và những học thuyết chính trị thời cận đại

Để tìm hiểu về các thành tựu khoa học thế kỉ XVIII và những phát minh khoa học, tiến bộ kĩ thuật thế kỉ XIX, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 3: Phát minh khoa học-kỹ thuật và những học thuyết chính trị thời cận đại dưới đây.

Tóm tắt lý thuyết

1. Những thành tựu khoa học và trào lưu Triết học Khai sáng thế kỉ XVIII

Kế thừa những thành tựu đã đạt được từ sau thời Văn hóa Phục hưng, khoa học và triết học thế kỉ XVIII có những bước tiến lớn.

  • Trong vật lí học, Vônta (Volta) và Ganvani (Galvani) nghiên cứu những hiện tượng về điện, tìm ra điện dương và điện âm. Franklin giải thích hiện tượng sấm sét và phát minh cột thu lôi. Anh em Môngônfie (Mongolfier) chế tạo khinh khí cầu. Trong hóa học, Lavoadiê (Lavoisier) phân tích thành phần của không khí, của nước và tìm ra phương pháp nghiên cứu tổng hợp. Về sinh học, Linnê (Linné) đưa ra cách phân loại thực vật, Buyphông (Buffon) xây dựng vườn bách thảo thành trung tâm nghiên cứu thực vật học và viết nhiều sách về ngành khoa học này.

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước châu Âu đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi quyền tự do, công kích triều đình phong kiến và những nhà vua độc đoán, phê phán sự tha hóa của giáo hội Thiên chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai. Nổi bật nhất là các nhà tư tưởng và các nhà khoa học Pháp, được gọi là các nhà Khai sáng.

  • Môngtexkiơ (Charles Louis Montesquieu 1689-1755) là một nhà luật học, hoạt động trong lĩnh vực tư pháp rất nổi tiếng. Trong Những bức thư Ba Tư, Khảo sát về sự lớn mạnh và suy tàn của La Mã, Tinh thần luật pháp, ông đã đưa ra nguyên tắc tách biệt giữa ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Ông cho rằng nhà nước lập hiến ở Anh thời đó là mẫu mực của thể chế chính trị, phù hợp với tình trạng chung của xã hội.
  • Vônte (Francois Marie Arouet 1694 -1778) là một bậc thiên tài với khả năng hiểu biết toàn diện và đã thành công trên các lĩnh vực nghiên cứu triết học, văn học, sử học, và cả vật lí học. Trong Những bức thư triết học (1733), ông công kích gay gắt chế độ chuyên chế và nhà thờ Pháp nên bị chính phủ nhiều lần bắt giam. Ông phải ra nước ngoài nhưng lại được vua Phố Frêdêrich II và nữ hoàng Nga Catêrina II trọng đãi, có quan hệ tốt với các vua Thụy Điển, Đan Mạch, Ba Lan... Ông chủ trương xóa bỏ chế độ chuyên chế nhưng vẫn giữ thể chế quân chủ với những vị vua sáng suốt, nếu vua trở nên tàn bạo thì nhân dân có quyền đánh đổ. Tư tưởng và những công trình nghiên cứu của ông có ảnh hưởng lớn đối với tinh thần cách mạng đang âm ỉ ở châu Âu và đóng góp phần quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại, nên thế kỉ XVIII được mệnh danh là thế kỉ Vônte.
  • Rutxô (Jean Jacques Rousseau 1712 -1778) xuất thân từ gia đình nghèo khổ, phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống, đi nhiều nước cháu Âu nên có thể thấy rõ tình cảnh cùng cực của người dân thường, đề xuất nhiều ý tưởng cấp tiến. Trong những tác phẩm nổi tiếng như Luận về nguồn gốc của sự bất bính đắng xã hội, Emilơ, Khế ước xã hội, ông nói lên quyền lợi của người dân, đặc biệt là nông dân và dân nghèo. Trong khi lên án chế độ phong kiến, ông phê phán chế độ sở hữu tư nhân và hậu quả của nó là tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Ông chủ trương thay thế chế độ tư hữu lớn bằng chế độ tư hữu nhỏ, ai cũng có một tài sản nhất định, thiết lập chế độ cộng hòa, người dân có quyền chính trị như nhau, được hưởng quyền tự do và bình đẳng. Tư tưởng của Rutxô có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII.

Nhiều nhà khoa học cấp tiến thời đó tập hợp trong nhóm Bách Khoa toàn thư (Encyclopédie) do nhà triết học Điđơrô (Denis Diderot 1713—1784) và nhà toán học Đalămbe (Jean Le Rond d' Alembert 1717-1783) tổ chức. Vônte, Môngtexkiơ, Rutxô cũng tham gia biên soạn bộ sách này. Nội dung của bộ Bách khoa là giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội dưới ánh sáng của quan điểm duy vật và những thành tựu triết học, kinh tế học, khoa học tự nhiên mới đạt được. Điều đó có nghĩa là phản bác một cách hệ thống các quan điểm duy tâm mà giáo hội bấy lầu truyền bá và bảo vệ. Vì thế, nhà nước quân chủ Pháp ra lệnh cấm in và lưu hành các cuốn Bách khoa nhưng không ngăn được quyết tâm của các nhà khoa học, bằng mọi cách đã ra được trọn bộ Bách khoa toàn thư.

Cũng nên nhắc đến một trào lưu tư tưởng mới do Mêliê (Jean Meslier 1664 -1729), Mabli (1709 -1785) và Môrenly (Morenlly) khởi xướng, chủ trương xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu vì đó là nguồn gốc của mọi nỗi khổ, thiết lập chế độ sơ hữu chung của xã hội, lao động là nghĩa vụ và quyền lợi chung của mọi người và nhà nước sẽ thực hiện sự phân phối bình đẳng. Trào lưu này có thô coi là những yếu tố manh nha của chủ nghĩa cộng sản sơ khai.

Các nhà kinh tế học cũng đưa ra lí thuyết mới, chỉ trích các chính sách hạn chế của nhà nước, chủ trương tự do kinh doanh. Đại diện cho phái này là Kexnây (Quesnay) và Guôcnây (Gounay) cho rằng chế độ quan thuê và sự hạn chế kinh doanh là những trở ngại lớn đối với sự phát triển kinh tế. Họ đòi hỏi phải thiết lập chế độ kinh tế tự do, chính phủ không hạn chế việc kinh doanh. Adam Xmit (Adam Smith 1723 -1790) nối tiếp tư tưởng trên, trong tác phẩm Nguồn tài nguyên quốc gia đã đưa ra lí thuyết về giá trị. Theo ông, nguồn gốc của giá trị một vật phẩm là do lượng lao động đã tiêu hao để sản xuất ra vật phẩm đó. Lợi nhuận là sự khấu hao vào sản phẩm do lao động của công nhân tạo ra. Đêvit Ricacđô (David Ricardo 1772 -1823) phát triển học thuyết của A. Xmit, cho rằng lợi ích của các giai cấp trong xã hội tư sản là đối lập nhau nhưng ông coi đó là quy luật tự nhiên. Những lí luận trên đã đặt cơ sở cho học thuyết kinh tế chính trị tư sản ra đời và phát triển vào thế kỉ XVIII - XIX

Rõ ràng là sự xuất hiện của các xu hướng triết học Khai sáng và những học thuyết kinh tế nói trên là bước phát triển quan trọng của những trào lưu tư tưởng mới và có ý nghĩa trọng đại đối với sự chuyển biến cách mạng tiếp sau, đặc biệt là cách mạng Pháp năm 1789.

2. Những phát minh khoa học và tiến bộ kĩ thuật thế kỉ XIX

  • Cùng với quá trình công nghiệp hóa, khoa học và kĩ thuật thế kỉ XIX có nhiều bước tiến vượt bậc. Nếu thế kỉ XVIII được đánh dấu bởi những lí thuyết vật lí học Niutơn thì công trình nổi bật của thế kỉ XIX là học thuyết về sinh học của Đacuyn (Charles Darwin 1809 -1882). Cuốn sách của ông viết về Nguồn gốc các giống loài đã gây ra một cuộc cách mạng trong ngành sinh học và có ảnh hưởng sang cả lĩnh vực khoa học xã hội. Nội dung cơ bản của học thuyết Đacuyn là quy luật tự nhiên cạnh tranh để sinh tồn và khả năng sinh tồn của mỗi giống loài, kể cả con người. Tất cả các giống loài đều trải qua quá trình tiến hóa để thích nghi với điều kiện tồn tại, nêu không sẽ chịu sự đào thải của tự nhiên.
  • Tiếp theo Đacuyn là Menđen (Gregor Mendel 1822 -1884) được coi là cha đẻ của môn di truyền học. Ngành y học có nhiều phát hiện quan trọng về văcxin của Paxtơ (Louis Pasteur — Pháp), về vi trùng lao của Kốc (Robert Koch - Đức), về phương pháp vô trùng trong giải phẫu của Lixtơ (Joseph Lister - Anh)...
  • Nhà hóa học Menđêlêep (Dmitri Ivanovitch Mendeleiev - Nga) đã thiết lập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhà vật lí Faraday (Michael Faraday - Anh) nêu lên nguyên lí về cảm ứng điện từ.
  • Đến đầu thế kỉ XX, phát minh của Beccơren (Antoine Becquerel - Pháp) về tính phóng xạ của uranium và sau đó là ông bà Quyri (Pierre Curie - Pháp, Marie Curie - Ba Lan) tìm ra chất phóng xạ thiên nhiên, đặt cơ sở đầu tiên cho lí thuyết về hạt nhân.
  • Thuyết tương đối của Anhxtanh (Albert Einsetein - Đức) đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong ngành vật lí học hiện đại. Bản thân ông được coi như một trong những nhà khoa học lớn nhất của thời đại.

Do những phát minh trên, những giải thưởng Nôben đầu tiên về vật lí được tặng cho Rơnghen (1901), Becơren và ông bà Quyri (1903). Sau đó, Anhxtanh được nhận giải năm 1921.

  • Về mặt kĩ thuật, nét nổi bật là những phát minh về điện trong nửa sau thế kỉ XIX. Phát minh của Moocxơ (Samuel Morse - Mĩ) về điện báo, của Eđixơn (Thomas Edison - Mĩ) về bóng đèn điện và xây dựng nhà máy điện; tiếp theo là những phát minh về điện thoại, điện ảnh, vô tuyến điện truyền thanh (radio) và tia Rơnghen (Roentgen - Đức) tia X đã đưa nguồn năng lượng mới vào các lĩnh vực của cuộc sống.
  • Việc sử dụng lò Betxơme (Bessmer) và lò Mactanh (Martin) đánh dấu một bước cách mạng trong ngành luyện kim.

Trong những năm 80 của thế kỉ XIX, những sáng chế máy tuốc bin phát điện chạy bằng sức nước và tuốc bin phát điện cùng việc chuyển tải điện đi xa tạo điều kiện rất quan trọng để nâng cao năng suất lao động vượt bậc và mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất.

Những phát hiện về mỏ dầu lửa ở Mĩ và ở Nga đem lại cho loài người một nguồn nhiên liệu mới ngoài than, sau này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Do những tiến bộ kĩ thuật trên, sản lượng các ngành công nghiệp tăng lên nhanh chóng. So sánh trong khoảng thời gian 1870 - 1900, có thể thấy mức sản xuất thép từ 250 ngàn tấn lên 28,6 triệu tấn, dầu lửa khai thác từ 0,8 triệu tấn lên 20 triệu tấn, chiều dài đường sắt tăng gấp 4 lần.

Cũng nhờ có điện, xăng dầu và động cơ tuốc bin, nhiều phương tiện giao thông mới xuất hiện như ôtô, máy bay, tàu biển, tàu ngầm.

3. Những học thuyết xã hội

  • Học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc

Những cuộc cách mạng tư sản diễn ra trong suốt 3 thế kỉ đã giải phóng con người về mặt ý thức và thân phận thoát khỏi sự kiềm chế của chế độ độc đoán. Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1789) đã tuyên bố về quyền con người, các quyền tự do dân chủ của cá nhân và hình thành các quốc gia dân tộc. Trong điều kiện lịch sử đó đã xuất hiện những học thuyết về quyến tự do cá nhân, về quyển của các quốc gia dân tộc.

  • Giôn Min (John Stuart Mill - Anh) trong cuốn Luận về tự do đã nêu lên nguyên tắc là cá nhân có thể làm bất cứ điều gì không hại đến người khác, không vi phạm quyển tự do của người khác. Trong thực tế, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí và sự nghiêm ngặt của luật pháp.
  • Tôccơvin (Alexis de Tocqueville - Pháp) cho rằng trào lưu dân chủ thế kỉ XIX là không thể nào dập tắt được. Trong tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kì, ông ca ngợi tinh thần dân chủ, sức mạnh vật chất và thành công của nước Mĩ nhưng ông cũng phê phán tính cách thiếu tê nhị, ngạo mạn và thực dụng của người Mĩ.

Những người cấp tiến thuộc phái Hiến chương ở Anh đòi hỏi chế độ dân chủ hoàn toàn về chính trị với quyền tuyển cử phổ thông (cho nam giới), quyền tham gia nghị viện của công nhân, thu hẹp quyển hạn của chính quyền đối với công dân. Họ quan niệm rằng, một khi đã có dân chủ hoàn toàn về chính trị thì sẽ có sự bình đẳng về giáo dục, sẽ giảm bót sự khác biệt lớn về tài sản và địa vị của mọi người

Về chủ nghĩa quốc gia, có 2 xu hướng. Những người dân chủ cho rằng mỗi quốc gia có quyền độc lập, quyền tự do của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm. Nhà ái quốc và chính trị người Ý Matdini (Mazzini 1805 - 1872) bênh vực quan điểm này, kiên trì đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất của nước Y. Các nhà yêu nước ở châu Âu hoạt động theo xu hướng này dể cứu dân tộc mình khỏi sự thống trị ngoại bang như phong trào đấu tranh của các dân tộc ở vùng Bancăng, Trung Âu.

Trong khi đó, phái đối lập đề cao dân tộc mình là siêu đẳng, là có sứ mệnh khai hóa văn minh cho các dân tộc khác, đưa ra những lập luận biện minh cho những cuộc chiến tranh xâm lược. Những người này có phần dựa vào học thuyết tiến hóa luận về sinh học của

Đacuyn "cạnh tranh để sinh tồn", cho đó là quy luật xã hội nên phải tiêu diệt hoặc thống trị các dân tộc khác để dân tộc mình tồn tại và phát triển. Rõ ràng, quan điểm dân tộc hẹp hòi, vị kỉ đã được giới cầm quyền các nước tư bản lợi dụng đế tuyên truyền cho những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa và chiến tranh thế giới.

  • Học thuyết về chủ nghĩa xã hội không tưởng

Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc phản ánh mặt trái của kinh tế tư bản chủ nghĩa, của chế độ bóc lột tư sản. Khác với nhiều nhà xã hội chủ nghĩa của thế kỉ XVII - XVIII muốn trở lại thời kì được coi là thanh bình của công xã nông thôn dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp kết hợp thủ công nghiệp, các nhà tư tưởng XHCN không tưởng của thế kỉ XIX nhận thức rõ sức mạnh của công nghiệp, coi quá trình công nghiệp hóa là điều tất yếu cho sự phát triển của lịch sử. Họ đề ra các biện pháp xây dựng xã hội mới không có bóc lột bằng cách khắc phục mặt xâu của chủ nghĩa tư bản, hạn chế sự cách biệt giàu nghèo mà không xóa bỏ chế độ tư bản.

  • Xanh Ximông (Saint Simon 1760 - 1825 - Pháp) nhận thức được cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội giữa những kẻ ăn bám tức là quý tộc với những "nhà công nghiệp" bao gồm tư sản và công nhân. Ông chủ trương xây dựng xã hội mới dưới sự lãnh đạo của những "nhà công nghiệp", sản xuất theo kê hoạch, mọi người đều có nghĩa vụ lao động và được quyền hưởng thụ bình đẳng. Ong chủ trương dùng biện pháp thuyết phục để hòa bình cải tạo xã hội thay cho con đường cách mạng bạo lực.
  • Phuariê (Charles Fourrier 1772 - 1837 - Pháp) phê phán sự bất công của xã hội tư bản, nêu lên "sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự thừa thãi", sự sung sướng của một số ít người này gây ra sự đau khổ cho sô đông những người khác. Ông vạch ra dự án xây dựng các Phalăng (Falange: công xã), ở đó, mọi người đều coi lao động là nghĩa vụ và nguồn vui, kinh tế dựa trên sự kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp, kết hợp giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Sản phẩm được chia theo lao động và tài năng: 5/12 cho lao động, 4/12 cho tài năng, 3/12 cho những người góp vốn xây dựng Phalăng. Ông kêu gọi nhà giàu bỏ tiền ra thực hiện dự án nhưng chẳng ai trả lòi.
  • Ôoen (Robert Owen 1771 - 1858 - Anh) xây dựng một xưởng thợ thí nghiệm theo kiểu công xã, tài sản được coi là của chung, mọi người đều lao động, ngày làm việc 10 giò, bãi bỏ chế độ cúp phạt, đặt ra chế độ khen thương, lập nhà trẻ cho con em công nhân. Ông nêu chế độ tư hữu và làm thuê là nguồn gốc của sự nghèo khổ. Kết quả là ông bị phá sản vì sản phẩm của xưởng ông không cạnh tranh được trên thị trường. Thí nghiệm lần thứ hai ở Mĩ cũng bị thất bại.

Những nhà XHCN không tưởng nửa đầu thế kỉ XIX đã phê phán mặt trái của xã hội tư bản và đưa ra những dự kiến về việc xây dựng một xã hội tương lai không có bóc lột. Nhưng các ông không thể vạch ra một lối thoát thực sự vì không biết dựa vào lực lượng của giai cấp công nhân và không tìm ra biện pháp đấu tranh đúng đắn. Tuy vậy, tư tưởng của các nhà XHCN không tưởng có ảnh hưởng quan trọng đến sự ra đời và phát triển của các học thuyết về CNXH. C.Mác coi đó là một trong những nguồn gốc của học thuyết về CNXH khoa học sau này.

  • Học thuyết về CNXH khoa học

C.Mác (Kark Marx 1818 - 1883) và F.Enghen (Friedrich Engels 1820 -1895) đã xây dựng học thuyết về CNXH khoa học. Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) là văn kiện có tính chất cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản.

Trong Tuyên ngôn, hai ông khẳng định quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, trong xã hội hiện đại là sự đối kháng giữa vô sản và tư sản. Sau khi phân tích tính chất tiến bộ của cách mạng tư sản trong tiến trình của lịch sử loài người, các tác giả nêu lên những mâu thuẫn cơ bản của CNTB sẽ dẫn đến sự diệt vong của nó. Giai cấp công nhân có sứ mệnh tiến hành cuộc đấu tranh lật đổ chế độ TBCN, xây dựng chế độ xã hội mới dựa trên nguyên tắc sở hữu chung, lao động nghĩa vụ và phân phối công bằng. Giai cấp công nhân tổ chức chính đảng của mình lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chính quyền của mình (sau này gọi là chuyên chính vô sản) và thiết lập mối quan hệ đối ngoại trên tinh thần quốc tế vô sản.

Các ông tham gia chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân châu Âu, đúc kết kinh nghiệm và làm phong phú kho tàng lí luận của học thuyết CNXH khoa học. Từ đầu thế kỉ XX, Lênin (Vladimir Ilitch Lenine 1870 -1924) vận dụng học thuyết của Mác và Enghen vào hoàn cảnh nước Nga, phát triển về mặt lí luận và chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, đi tới thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mưòi Nga (1917).

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?