Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Trong bài học này các em được tìm hiểu về phép lai phân tích của Menđen, ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong sản xuất và phép lai trội không hoàn toàn làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lai phân tích

1.1.1. Một số khái niệm:

  • Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.

  • Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.

    • Ví dụ: Đồng hợp trội: AA; Đồng hợp lặn: aa

  • Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.

    • Ví dụ: Dị hợp: Aa

1.1.2. Lai phân tích

Phép lai phân tích

  • Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.

    • Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.

    • Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.

1.2. Ý nghĩa của tương quan của trội - lặn

Tương quan Trội - lặn

Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng kiểu gen nhằm tạo ra giống có giá trị kinh tế.

1.3. Trội không hoàn toàn

Trội không hoàn toàn là trường hợp tính trạng trội biểu hiện không đầy đủ, con lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

trội không hoàn toàn

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ 1:

Phân biệt trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?

Gợi ý trả lời:

Quy luật Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1 (Aa) Là kiểu hình của bố hoặc mẹ Kiểu hình trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3 trội : 1 lặn 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội Không cần

3. Luyện tập Bài 3 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các khái niệm: Kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, thể dị hợp...
  • Giải thích mối tương quan trội - lặn.
  • Nêu được ý nghĩa của phép lai phân tích trong đời sống và sản xuất.
  • Hiểu được cơ chế trội không hoàn toàn.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 14 trang 13 SBT Sinh học 9

Bài tập 31 trang 17 SBT Sinh học 9

Bài tập 15 trang 14 SBT Sinh học 9

Bài tập 16 trang 14 SBT Sinh học 9

Bài tập 17 trang 14 SBT Sinh học 9

Bài tập 18 trang 14 SBT Sinh học 9

Bài tập 19 trang 14 SBT Sinh học 9

Bài tập 20 trang 15 SBT Sinh học 9

Bài tập 21 trang 15 SBT Sinh học 9

Bài tập 22 trang 15 SBT Sinh học 9

Bài tập 23 trang 15 SBT Sinh học 9

Bài tập 24 trang 15 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?