Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo sau đây để tìm hiểu về vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vân đề dân tộc, tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.
Tóm tắt lý thuyết
1. Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vân đề dân tộc
1.1 Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng đc chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngừ chung của cộng đồng và ữong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sư kê thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu hanh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia - dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốíc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tô' hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đây lẫn nhau trong quá trình phát triển.
1.2 Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn để dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó:
Xu hướng thứ nhất. Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sông của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thảnh lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực có nhiều cộng đồng dấn cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đâu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.
Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ỏ nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Sự phát hiển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, ván hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mốĩ liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trên gặp rát nhiều khó khăn, trỏ ngại. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận, thay vào đó là những khôi liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của chủ nghĩa đế quôc nhằm áp bức, bóc lột các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, một thời đại mới đã xuất hiện - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là sự quá độ lên một xã hội trong đó các quyền tự do, bình đẳng và mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa người với người được thực hiện. Giai cấp công nhân hiện đại với sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với nhân dân lao động sẽ sáng tạo ra xã hội đó.
Khi nghiên cứu về dân tộc, quan hệ dân tộc và những xu hướng phát triển của nó, chủ nghĩa Mác - Lênin khăng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng áp bức giai cấp, tinh trạng người bóc lột người bị thủ tiêu thì tình trạng áp bức dân tộc cũng bị xóa bỏ.
Với thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đã trỏ thành giai cấp cầm quyền tạo tiền đề cho tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng mở ra quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa cũng chỉ có thể ra đời từ kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vưc của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa - tư tưởng.
Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo hướng ngày càng tiến bộ, văn minh. Trong đó, hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia. Quan hệ dân tộc sẽ là biểu hiện sinh động của hai xu hướng đó trong điều kiện của công cuộc xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để xây dựng quan hệ dân tộc bình đảng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đảng sẽ là nhân tố quan trọng cho từng dân tộc nhanh chóng đi tới phồn vinh, hạnh phúc. Mỗi dân tộc không những có điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của dân tộc mình để phát triển mà còn nhận được sự giúp đỡ, dựa vào tiềm năng của dân tộc anh em để phát triển nhanh chóng.
Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia sẽ làm cho những giá trị, tinh hoa của các dân tộc hòa nhập vào nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú thêm giá trị chung của quốc gia - dân tộc. Những giá trị chung đó sẽ lại trở thành cơ sở liên kết các dân tộc chặt chẽ, bền vững hơn.
Tóm lại, dân tộc và quan hệ dân tộc trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Xã hội mới từng bước tạo ra những điều kiện để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các dân tộc. Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc gắn với sự phát triển của cả cộng đồng các dân tộc. Sự tăng cường tính thông nhất các dân tộc trở thành một quá trình hợp quy luật. Tuy nhiên, tính cộng đồng chung, tính thống nhất vẫn trên cơ sở giữ gìn và phát huy tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc.
1.3 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn để dân tộc trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Cùng với vầh đề giai cấp, vấn đề dân tộc luôn luôn là một nội dung quan trọng có ý nghĩa chiến lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết đinh đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề dân tộc là một bộ phận của những vẩn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Do đó, giải quyết vấh đề dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản và trên cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấín mạnh rằng, khi xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân. Điều đó cũng có nghĩa là việc xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc phải trên cơ sở và vì lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở tư tưởng của G Mác, Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc và giai cấp, cùng với sự phân tích hai xu hướng của vấh đề dân tộc, V.I.Lênin đã nêu ra “Cương lĩnh dân tộc” với ba nội dung cơ bản: các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc. Đây được coi là cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cương lình dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thê tách rời trong cương linh cách mạng của giai cấp công nhân; là tuyên ngôn về vẫn đề dân tộc của đảng cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Quyền bình đẳng giửa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông người hay ít người, có trình độ phát triển cao hay thâp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không có đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ cho bất cứ dân tộc nào.
Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và phải được thực hiện trong thực tế, trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, ván hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.
Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chôrìg chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triên đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia’ đều bĩnh đẳng trong quan hệ quốc tế.
- Các dân tộc được quyền tự quyết
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của các dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sỏ bình đăng.
Khi xem xét giải quyết quyền tự quyết của dân tộc, cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấủ tranh chống lại những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia rẽ dân tộc.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
Đây là tư tưởng, nội dung cơ bản trong Cương ỉũih dân tộc của V.I. Lênin. Tư tưởng này là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.
Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nó có vai trò quyết định đên việc xem xét, thực hiện quyền bình đăng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết. Đồng thời, đây cũng là yếu tố tạo nên sức mạnh bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đâu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
2. Tôn giáo và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
2.1 Khái niệm tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tồn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.
Với tư cách là một hĩnh thái ý thức xã hội, “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phôi cuộc sông hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ồ trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế.
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định, về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bê' tắc, bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, trong ý thức tôn giáo cũng chứa đựng nhiều giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.
Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị. Tồn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý. Khi trình độ con người thấp kém, bất lực trước sức mạnh của tự nhiên và của xã hội, con người đặt hy vọng vào những lực lượng siêu nhiên. Khi những hiện tượng tự nhiên, xã hội không thể giải thích được, thay vào đó người ta giải thích bằng tôn giáo. Tôn giáo góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trỏrìg vắng trong tâm hồn, xoa dịu nỗi đau của con người.
2.2 Vấn để tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn còn tồn tại. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Nguyên nhân nhận thức
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại vẫn chưa thực sự được nâng cao. Do đó, trước những sức manh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức manh của thần linh.
- Nguyên nhân kinh tế
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội. Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn còn diễn ra, sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tô' may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
- Nguyên nhân tâm lý
Túi ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân qua nhiều thế hệ. BỞi vậy, cho dù trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị-xã hội, song tôn giáo vẫn không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ánh. Điều đó cho thấy, trong mốĩ quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo thường lại là yếu tô' mang tính chất bền vừng nhất ữong đời sông tính thần của mỗi con người, của xã hội.
- Nguyên nhân chính trị - xã hội
Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tổn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với chủ trương, đường lôĩ, chính sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là những giá trị đạo đức, văn hóa với tinh thần nhân đạo, hướng thiện... đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì thế, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo có sức thu hút manh mẽ đôi với một bộ phận quần chúng nhân dấn. Mặt khác, những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Nguyên nhân văn hóa
Trong thực tế sinh hoạt văn hóa xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hóa tính thần của cộng đồng xã hội và ưong một mức độ nhầt định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng, về phương diện sinh hoạt văn hóa, tôn giáo thường được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh hoạt văn hóa có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hóa tính thần, tình cảm của họ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tôn giáo vẫn còn tồn tại trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với tiến trình đó, tồn giáo cũng có những biêín đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
2.3 Các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Do đó, những ván đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải được xem xét, giải quyết hết sức thận trọng, cụ thể và chuẩn xác, có tính nguyên tắc với những phương thức linh hoạt theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Một là, giải quyết những vấn đề phát sinh từ tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa Mác - Lênin và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hanh phúc cho nhân dân. Vì vậy, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá ttình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Hai là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi công dân. Công dân có tôn giáo hay không có tổn giáo đều bĩnh đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, cần phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân.
Ba là, thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nghiêm cârn mọi hành vi chia rẽ cộng đồng vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.
Bốn là, phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Trong quá ưình xây dựng chủ nghĩa xã hội, khắc phục mặt này là việc Ịàm thường xuyên, lâu dài. Mặt chính trị là sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động trong lĩnh VƯC tôn giáo là nhiệm vu thường xuyên, vừa phải khẩn trương, kiên quyết, vừa phải thận trọng và phải có sách lược phù hợp với thực tế.
Năm là, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và sự tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng khác nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực, các vấn đề của xã hội có sự khác biệt. Do đó, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thê khi xem xét, đánh giá và giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo. Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể - đó là điều mà V.I. Lênin đã từng nhắc nhỏ khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.