Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa sau đây để tìm hiểu về khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
1.1 Khái niệm văn hóa và nền văn hóa
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tính thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản là “sản xuất vật châV’ và “sản xuất tinh thần”. Do đó, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tình trong sản phẩm vật chất. Văn hóa tình thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tính thần và hoạt động tính thần của con người. Đó là những giá trị cần thiết cho hoạt động tinh thần, những tiêu chí, nguyên tắc chi phối hoạt động nói chung và hoạt động tinh thần nói riêng, chi phối hoạt động ứng xử, những tri thức, kỹ năng, giá trị khoa học, nghệ thuật được con người sáng tạo và tích lũy trong lịch sử của mình; là nhu cầu tính thần, thị hiếu của con người và những phương thức thỏa mãn nhu cầu đó.
Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, là nói tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người. Do đó, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lữứì vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, với tư cách là hoạt động tính thần, thuộc về ý thức của con người nên sự phát triển của văn hóa bao giờ cũng chịu sự quy định của cơ sở kinh tế, chính trị của mỗi chế độ xã hội nhất định. Tách rời khỏi cơ sở kinh tế và chính trị ấy sẽ không thể hiểu được nội dung, bản chất của văn hóa. Do đó, văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp. Đây cũng là quy luật của xã hội có giai cấp, vì rằng phương thức sản xuất tính thần, văn hóa không thể không phản ánh và không bị chi phối bởi phương thức sản xuất vật chất. Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi giai cấp khác nhau, đặc biệt là của giai cấp thông trị, là yếu tố quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau.
Nói đến văn hóa là nói đến khía canh ý thức hệ của văn hóa, tính giai cấp của văn hóa và trên cơ sở đó hiểu rõ sự vận động của văn hóa trong xã hội có giai cấp. Với cách tiếp cận như vậy, có thể quan niệm: nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử, trong đó ý thức hệ của giai câp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền. Văn hóa luồn có tính kế thừa, sự kế thừa trong văn hóa luôn mang tính giai cấp và được biểu hiện ồ nền văn hóa của mỗi thời kỳ lịch sử trên cơ sở kinh tế, chính trị của nó.
Một nền kinh tế lành mạnh, được xây dựng trên những nguyên tắc công bằng, thật sự vì đời sống của người lao động sẽ là điều kiện để xây dựng một nền văn hóa tính thần lành mạnh, và ngược lại, một nền kinh tê' được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng của chế độ tư hữu với sự phân hóa sâu sắc thì sẽ không có được nền văn hóa lành manh.
Nếu kinh tế là cơ sở vật chất của nền văn hóa, thì chính trị là yếu tô' quy định khuynh hướng phát triển của một nền văn hóa, tạo nên nội dung ý thức hệ của văn hóa.
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ lịch sử đều in dấủ ân của nó trong lịch sử phát triển của văn hóa và tạo ra nền văn hóa của xã hội đó.
1.2 Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Chế độ mới xã hội chủ nghĩa được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị (sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền) và tiền đề kinh tế (chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập). Từ hai tiền đề chính trị và kinh tế đó, tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát triển trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự hình thành, phát triển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Một là, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xã hội có giai cấp, ý thức hệ giai cấp là nội dung cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành tư tưởng thống trị của thời đại đó. Chính vì vậy, sau khi giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền thì ý thức hệ của nó trở thành nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tình thần của xã hội.
Đặc trưng nói trên phản ánh bản chất giai cấp công nhân của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Mọi sự coi nhẹ, xa rời nội dung khoa học, cách mạng của ý thức hệ giai cấp công nhân đều nhất định dẫn đến kết cục là không thể xây dựng được nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. Đặc trưng này thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, quá trình xây dựng xã hội mới. Trong các xã hội cũ, giai cấp thôrìg trị bóc lột độc quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất và trên cơ sở đó cũng độc quyền chi phối đời sống tình thần, nền văn hóa của xã hội.
Chúng độc quyền mọi phương tiện sáng tạo và sản phẩm của hoạt động tinh thần nhằm, một mặt, tạo ra cái gọi là “ván hóa thượng lưu” phục vụ giai cấp thống trị, áp bức bóc lột; mặt khác, nhằm nô dịch tính thần, ý thức của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giam hãm họ trong tình trạng ngu tối và nô lệ.
Trong tiên trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hóa không còn là đặc quyền đặc lợi của thiểu số giai cấp bóc lột. Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc là chủ thê sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Công cuộc cải biến cách mạng toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội từng bước tạo ra tiền đề vật chất, tinh thần để đông đảo nhân dân tham gia xây dựng nền văn hóa mới. Chính trong quá trình đó, văn hóa hướng tới nhân dân, dân tộc và mọi thành tựu văn hóa trở thành tài sản của nhân dân.
Văn hóa luôn có sự kế thừa. Trong bất cứ thời kỳ nào của lịch sử, văn hóa đều đồng thời bao gồm việc kế thừa, sử dụng di sản quá khứ và sáng tạo ra những giá trị mới. Sự kế thừa và sáng tạo của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa luôn mang tính giai cấp công nhân với tư tưởng chính trị tiên tiến của thời đại và hướng tới nhân dân, dân tộc. Đông đảo nhân dân và cả dân tộc là chủ thể của văn hóa. Do đó, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa mang tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ba là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành và phát triển một cách tự phát. Trái lại, nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tính thần của xã hội, đối với nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hóa tính thần của xã hội mất phương hướng chính trị.
2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa xuất phát từ những căn cứ sau đây:
Thứ nhất, tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tính thần, làm cho phương thức sản xuất tình thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hôi xã hội chủ nghĩa.
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuât tinh thần, do đó khi phương thức sản xuất cũ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bị xóa bổ, phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ra đời thì việc xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cũng đồng thời diễn ra nhằm thay đổi bản chất
của ý thức xã hội, xây dựng ý thức xã hội mới phù hợp với sự thay đôi về chất đã tạo ra với việc xác lập quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Thứ hai, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sông tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưỏng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu. Mặt khác, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa còn là một yêu cầu cần thiết trong việc đưa quần chúng nhân dân thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần. Đó là một nhiộm vụ cơ bản, phức tạp, lâu dài của quá trình xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, về thực chất, đây cũng chính là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa, đấu tranh giữa hai hệ tư tưỏng tư sản và hệ tư tưởng vô sản trong quá trình phát triển xã hội.
Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động. Đây là điều kiện cần thiết để đông đảo nhân dân lao động chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của quần chúng.
Trong quá trình chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I. Lênin đã chỉ ra ba kẻ thù của chủ nghĩa xã hội là bệnh kiêu ngạo cộng sản, nạn mù chữ và nạn hối lộ. Đồng thời, Người cũng khẳng định, chỉ có làm cho tất cả mọi người đều phải có văn hóa, phải nâng cao trình độ văn hóa của quần chúng nhân dân thì mới có thể chiến thắng được những kẻ thù.
Thứ tư, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, bởi vì văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sự phát triển tự do, toàn diện của con người. Văn hóa vừa là kết quả phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa tạo những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, học vârì, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân lao động, tạo cơ sở nâng cao năng suât lao động... Văn hóa xã hội chủ nghĩa với nền tảng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành điều kiện tinh thần của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và là động lực, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
3.1 Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa bao gồm những nội dung chính sau đây:
- Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.
Theo V.I. Lênin, “Chủ nghĩa xã hội sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”. Quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị tốt về tinh thần, trí lực, tư tưởng... càng có ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức mới trở thành nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Trí tuệ khoa học và cách mạng là yếu tố quan trọng đôi với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lao động có châ"t lượng và bồi dưỡng nhân tài, hình thành và phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- Hai là, xây dựng con người phát triển toàn diện.
Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng chính hoạt động của con người đã sáng tạo ra lịch sử. Thưc tiễn lịch sử đã cho thây, trong mọi thời đại, sự hình thành và phát triển con người luôn gắn liền với sự hình thành và phát triển của xã hội. Mỗi xã hội với những nấc thang phát triển khác nhau của sư tiến bộ đều cần đến những mẫu người nhât định, có năng lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Chính vì vậy, giai câp cầm quyen của mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau khi dã ý thức được về xã hội mà mình tạo dựng, thì trước tiên giai cấp đó phải quan tâm đến việc xây dựng con người.
Khi giai câp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, việc xây dựng con người đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trỏ thành một yêu cầu tất yếu. Do đó, xây dựng con người phát triển toàri diện của xã hội mới là một trong những nội dung cơ bản của văn hóa vô sản, của nền ván hóa xã hội chủ nghĩa.
Con người xã hội chủ nghĩa được xây dựng là con người phát triển toàn diện. Đó là con người có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; là con người lao động mới; là con người có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng; là con người có lốì sống tình nghĩa, có tính cộng đồng cao.
- Ba là, xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa.
Lối sông là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau; là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh điều kiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người; là sản phẩm tất yếu của một hình thái kinh tế - xã hội và có tác động đến hĩnh thái kinh tế - xã hội đó. Lối sông xã hội chủ nghĩa là một đặc trưng có tính nguyên tắc của xã hội xã hội chủ nghĩa và việc xây dựng lối sông tất yếu trở thành một nội dung của nền ván hóa xã hội chủ nghĩa.
Lôi sống xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hình thành trên những điều kiện cơ bản của nó. Đó là: chế độ cỏng hữu về tư liệu sản xuất, trong đó sổ hữu toàn dân giữ vai trò chủ đạo; nguyên tắc phân phối theo lao động; quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng dân tộc, giới tính, thể hiện công bằng, mỏ rộng dân chủ...
- Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa.
Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Khi nghiên cứu về các phương thức tồn tại của con người, C. Mác đã viết: "... hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nỏ - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.
Quan hệ tình cảm tâm lý (hôn nhân) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ và con cái...) là hai mô'i quan hệ cơ bản của cộng đồng gia đình. Tuy nhiên, gia đình còn có những quan hệ khác khiến nó tồn tại không chỉ là tổ chức cộng đồng tình cảm - huyết thông mà còn là cộng đồng kinh tế, văn hóa - giáo dục, có một cơ câu - thiết chế và cách thức vận động riêng.
Gia đình là một giá trị ván hóa của xã hội. Văn hóa gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi quốc gia dân tộc nhất định.
Thực tế lịch sử cho thấy: những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau là nhân tô' quy định nên các hình thức tổ chức gia đình khác nhau. Xã hội loài người đã trải qua các hình thức cộng đồng gia đình: gia đình huyết tộc, gia đình đốì ngẫu, gia đình một vợ một chồng.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là tiền đề quan trọng để xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Muôn xây dựng gia đình văn hóa, điều trước tiên là phải xây dựng được cơ sở kinh tế - xã hội của nó.
Gia đình văn hóa từng bước được xây dựng cùng với tiến trình phát triển của công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lỉnh vực tư tưởng và văn hóa có tác động trực tiếp và nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ quyết định nhất đến việc xây dựng gia đình văn hóa.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ quá độ, các yếu tố mới và cũ còn tồn tại đan xen vào nhau. Xã hội với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và cơ cấu giai cấp không thuần nhất, nôn gia đình chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau từ tâm lý, tình cảm, tư tưởng của các giai tầng khác nhau trong xã hội. Do đó, gia đình cũng có vai trò không giôrìg nhau đối với sự phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa là một yêu cầu tất yếu của quá trĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực chất của việc xây dựng gia đình văn hóa lầ nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này xuất phát từ mối quan hệ giữa gia đình và xã hội. Gia đình là “tế bào” của xã hội, mỗi gia đình hòa thuận, hanh phúc, Ổn định sẽ góp phần cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của xã hội; và ngược lại, xã hội phát triển ổn định, lành manh sẽ tạo điều kiện cho gia đình ấm no, hạnh phúc. Hơn nữa, xét về mối quan hệ lợi ích thì trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích của gia đình và lợi ích của xã hội có sự phù hợp về cơ bản.
Gia đình văn hóa là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những yếu tô' lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đinh phong kiến, tư bản chủ nghĩa, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình.
Gia đình văn hóa là gia đình tiến bộ, đánh dấu bước phát triên của các hình thức gia đình trong lịch sử nhân loại. Xây dựng gia đình văn hóa đem lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội. Con người của xã hội mới khi tạo dựng hạnh phúc gia đĩnh cũng là góp phần cho sự phát triển của xã hội. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng gia đình văn hóa ữở thành một nội dung quan trọng của nền ván hóa xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa so với các nền văn hóa trước nó.
Có nhiều nội dung quan trọng cần phải thực hiện trong quá ữình xây dựng giạ đình văn hóa. Tuy nhiên, với tính chất cơ bản của gia đinh trong chủ nghĩa xã hội, thì việc xây dựng môi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội là nội dung quan trọng nhất. Mối quan hệ trong gia đình là một bộ phận của quan hệ xã hội, đồng thời là biểu hiện của quan hệ xã hội. Phải tạo dựng mối quan hệ vợ chồng bĩnh đăng, thương yêu, giúp đờ nhau về mọi mặt. Bình đẳng, thương yêu, tôn trọng nhau là những yếu tố gắn bó mật thiết với nhau trong quan hệ vợ chồng. Mốĩ quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong gia đình là mối quan hệ huyết thống, tình cảm của tình thương yêu vầ trách nhiệm.
3.2 Phương thức xây dụng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Để thực hiện được những nội dung chính yếu của nền ván hóa xã hội chủ nghĩa, cần phải thực hiện các phương thức cơ bản sau đây:
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sôhg tinh thần của xã hội.
Quá trình tư tưỏtag diễn ra không ngừng cùng với quá trình sản xuất vật chất. Trong đời sống văn hóa tình thần, quá trình đó diễn ra với tất cả tính đa dạng, phức tạp của nó. Chính vì thế, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân với tư cách là giai cấp cầm quyền, phải bằng mọi phương pháp thông qua đội ngũ những nhà tư tưởng và các thiết chế tư tưởng của mình để tác động, chi phối các quan hệ tư tưởng, quá trình tư tưởng nhằm giữ vững, tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng của mình trong đời sống tinh thần xã hội, bởi “Những tư tưởng thông trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị.
Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là hoạt động có mục đích của giai cấp công nhân thông qua sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng và phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trỏ thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội. Do đó, giữ vững và táng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần xã hội là phương thức quan trọng để xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đây là phương thức cơ bản đê giữ vững đặc trưng, bản chất của nền văn hóa đó. Phương thức này được tiến hành thông qua việc truyền bá hệ tư tưỏng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp nhân dân bằng những phương pháp và hĩnh thức thích hợp.
Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản ỉý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.
Sự lãnh đạo của đảng cộng sản và quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với mọi hoạt động văn hóa là phương thức có tính nguyên tắc, là nhân tô" quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Phương thức này được coi là sự bảo đảm về chính trị, tư tưỏng để nền văn hóa xây dựng trên nền tảng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân đi đúng quỹ đạo và mục tiêu xác định. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chát đây là sự tăng cường chuyên chính vô sản trong hoạt động văn hóa. Thiết lập chuyên chính vô sản thì mới có tiền đề chính trị cho việc xây dựng nền văn hóa vô sản. Giữ vững và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản là sự bảo đảm cho thắng lợi của quá trình xây dựng nền văn hóa vô sản.
Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa bằng cương lĩnh, đường lối, chính sách văn hóa của mình và sự lãnh đạo của đảng phải được thể chế hóa trong hiến pháp, pháp luật, chính sách. Nhà nước thực hiện quản lý văn hóa theo đúng các nguyên tắc, quan điểm, chủ trương của đảng cộng sản.
Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản vãn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những từứi hoa của văn hóa nhân loại.
Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không hình thành từ hư vô, trái lại nó được hình thành trên cơ sỏ kế thừa những giá trị văn hóa của dân tộc. Văn hóa dân tộc là nền móng và trôn cơ sở đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. V.I. Lênin từng nói: Văn hóa vô sản là sự phát triển hợp quy luật của tông số những kiến thức mà loài người tích lũy được, đó là con đường “đang và sẽ tiếp tục đưa tới văn hóa vô sản, cũng như chính trị kinh tế học do Mác hoàn chỉnh lại”1.
Sự gắn kết giữa giữ gìn, kế thừa văn hóa dân tộc, tiếp thu giá trị văn hóa nhân loại với quá trình sản sinh giá trị mới tạo nên sự thống nhất biện chứng cửa hai măt giữ gìn và sáng tạo văn hóa. Đây được coi là phương thức nhằm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phong phú, đa dạng. Cùng với quá trình này là những phương pháp thích hợp nhằm đưa những giá trị văn hóa vào đời sông xã hội để đông đảo nhân dân được hưởng thụ văn hóa do mình sáng tạo ra.
Thứ tư, tổ chức và lôi cuôh quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.
Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động đã trỏ thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Tuy nhiên, để phát huy tốì đa tính chủ động, sáng tạo của quần chúng, đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.