Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 52 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Để hiểu được vấn đề mời các em cùng tìm hiểu: Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật
Tóm tắt bài
Khái niệm bình đẳng trước pháp luật:
-
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo... không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật.
1.1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. .
- Một là: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản và các quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụ phải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế…
- Hai là: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.
1.2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị xử lí theo quy định của pháp luật .
- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).
- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau, không phân biệt đối xử.
1.3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và luật.
- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
2. Luyện tập Bài 3 GDCD 12
Qua bài này các em phải hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý. Và nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức
- B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ
- C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả
- D. Trách nhiệm pháp lý
-
- A. Cho phép làm
- B. Không cho phép làm
- C. Quy định
- D. Quy định phải làm
-
- A. 18 tuổi
- B. 16 tuổi
- C. 15 tuổi
- D. 17 tuổi
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 31 SGK GDCD 12
Bài tập 2 trang 31 SGK GDCD 12
Bài tập 3 trang 31 SGK GDCD 12
Bài tập 4 trang 31 SGK GDCD 12
3. Hỏi đáp Bài 3 GDCD 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!