Nội dung bài giảng Bài 3: Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện mới của nó trình bày về những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền, những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại . Mời các bạn cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
1.1 Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ
Hiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn (concern) và cônglômêrát (conglomérat) ngày càng được tăng cường. Nhưng do tác động của các đạo luật chống độc quyền hay luật chống hạn chế cạnh tranh đã làm xuất hiện phổ biến các hình thức tổ chức độc quyền lớn hơn, cao hơn: hĩnh thức ôlygôpôly (oligopoly - độc quyền của một vài công ty) hay pôlypôly (polypoly - độc quyền của một số khá nhiều công ty trong mỗi ngành). Cách mạng khoa học và công nghệ dường như biểu lộ thành hai xu hướng đôi lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xu hướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.
Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:
Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hình thành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơ khí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở. Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng “phi tập trung hóa”, nhưng thực chất đó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệ thuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v..
Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với tình hình biến động của thị trường, manh dạn trong việc đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và những ngành sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trang bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung.
1.2 Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính
Thích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quòc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tình vi hơn, phức tạp hơn. Vai trò kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới. Trùm tài chính không chỉ tăng cường địa vị thôrìg trị về kinh tế mà còn táng cường sự không chế và lợi dụng chính quyền nhà nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại diện hơn, hơn nữa việc tự mình đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngày càng phổ biến.
Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hóa đời sông kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, Hồng Kông, Xingapo...
1.3 Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới
Sau chiến tranh, việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản phát triển có sự tăng trưởng rất nhanh. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt, là do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân công quốc tế, việc quốc tế hóa sản xuất và việc tăng nhanh tư bản “dư thừa” trong các nước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.
Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luồng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém phát triển (khoảng 70%). Nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sau những năm 70 của thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩu được đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.
Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lại giữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sự chuyên hướng đầu tư nói trên là do:
Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hình chính trị thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũ chuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp và tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tư nước ngoài.
Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học - kỹ thuật cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và sản xuất. Có một sự di chuyên vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyên quốc gia. Các công ty này đặt chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh của chúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Đe vượt qua những hàng rào bảo hộ mậu dịch và khắc phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), V.V., các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khôi đó để phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua cả lệnh cấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chăng hạn họ đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng minh cho xu hướng trên, sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những kim loại quý hiếm vẫn đang là “gót chân Asin” của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trong khi đó các nước đang phát triển giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỳ thuật để khai thác, và nguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai phía.
1.4 Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vục hóa nền kinh tế
Sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tăng lên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế.
Cùng với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế lại diễn ra hiện tượng khu vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... Ngày càng có nhiều nước tham gia vào các Liên minh Mậu dịch tự do (FTA) hoặc các Liên minh Thuế quan (CƯ). FTA là khu vực trong đó các nước thành viên cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa của nhau, cu là liên minh trong đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Theo thông kê của Tổ chức Thương mại thế giới (YVTO), 109 khô'i liên kết khu vực đã ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1948 đến cuối năm 1994, gần 1/3 trong sô' này xuất hiện vào những năm 1990 - 1994. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiều chính phủ vì chúng có nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu.
1.5 Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện “Chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào các cường quốc.
Chiến tranh lanh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại được thay thế bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những cuộc chiên tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó là các cường quốc đế quốc.
Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản đương đại vẫn là chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của năm đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà V.I. Lênin đã chỉ ra từ những năm đầu thế kỷ XX.
2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước đã được V.I. Lênin đề cập như một phạm trù gắn liền với chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tuy nhiên, ở thời V.I. Lênin, hiện tượng đó mới chỉ ở giai đoạn hình thành.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểu hiện mới sau đây:
Tỷ trọng của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân được nâng lên rõ rệt, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước trong các ngành sản xuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hànịg, ngành kinh tế thứ ba (dịch vụ), cùng những công trình cơ sỏ hạ tầng xã hội mới xây dựng do nhà nước tư bản chủ nghĩa đầu tư.
Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979, ữong 40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa nhà nước và tư nhân, trong đó vốn nhà nước chiếm khoảng một nửa. Trong các công ty dầu lửa của Mỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46%. ơ Cộng hòa Liên bang Đức đã có 1.000 xí nghiệp thuộc Nhà nước và tư nhân kết hợp.
Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước Chiến ữanh thế giới thứ nhất, khoản chi này chiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, khoản chi này đã chiếm hơn 30%, cá biệt có nước vượt quá 50%.
Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.
Phương thức điều tiết của nhà nước cũng thay đổi một cách linh hoạt, mềm dẻo hơn, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn. Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn:
- Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch. Ví dụ: chi ngân sách được thực hiện theo các chương trình kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn, như chương trình phục hồi kinh tế, chương trình phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chương trình cải biến cơ cấu kinh tế, chương trình phát triển kết cấu hạ tầng.
- Điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng, đồng thời hỗ trợ những ngành truyền thông cần được tiếp tục duy trì và những ngành mũi nhọn với công nghệ cao. Như vậy, nhu cầu của nhà nước đã trở thành một công cụ tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách chủ động.
- Điều tiết tiến bộ khoa học và công nghệ bằng tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư nhân, đề xuất những hướng ưu tiên nghiên cứu khoa học hoặc mua công nghệ của nước ngoài.
- Điều tiết thị trường lao động: Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ vào sản xuất và thay đổi cơ câu kinh tế thích ứng với cồng nghệ mới trong chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu dẫn đến tăng số người thất nghiệp. Vì vậy, để xoa dịu mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, nhà nước tư bản phải điều tiết thị trường lao động.
- Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả.
- Điều tiết các quan hệ kinh tế đối ngoại hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế...
3. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại
3.1 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thồng tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ... cũng đang phát triển manh mẽ. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất.
Thứ hai, giáo dục - đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức canh tranh.
3.2 Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra 200 năm trước, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyên đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trỏ thành yếu tố sản xuất quan trọng nhât Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu không còn do người lao động cơ bắp thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế, nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy.
Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấủ ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cũng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ cao hóa.
Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí của nông nghiệp hạ thấp, vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên.
3.3 Sự điểu chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp
Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên. Phân tán hóa quyền khống chế cổ phiếu có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân. Nhưng trên thực tế, cộng nhân là cổ đông nhỏ, không thể cùng với nhà tư bản phân chia quyền lực, nên phân tán hóa quyền không chế cổ phiếu cũng không thể làm thay đổi địa vị làm thuê của người lao động.
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng đã có những biến đôi lớn, các giai cấp, tầng lớp, đoàn thế xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật nhất là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu (hay còn gọi là giai cấp trung sản), chiếm khoảng 40 - 50% dân số. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vồn, rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành, có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thông nữa.
Thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất, thu nhập bằng tiền lương của người lao động cũng có được mức tăng trưởng khá lớn.
Tất cả những điều này cho thấy, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng nhờ những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về quan hệ sản xuất, mà bắt nguồn từ những thay đổi trong quan hệ sở hữu, nên đã phần nào xoa dịu được tính gay gắt của mâu thuẫn này. Những điều chỉnh đó nói lên rằng chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải lo giải quyết các vấin đề xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tư bản và lao động, song song với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân.
3.4 Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn
Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri thức, thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã thực hiện các bước điều chỉnh và cải cách lớn.
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xóa bỏ hệ thống kiểu kim tự tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang, nhằm giảm bớt khâu trung gian, thông tin thuận lợi, đơn giản trình tự quyết sách, phát huy đầy đủ tính chủ động và trách nhiệm của toàn thể công nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công tác.
Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để thích ứng với những thay đổi từ thể chế sản xuất theo “đơn đặt hàng”, doanh nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt, hệ thống sản xuất bằng máy tính, chế độ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu (tức khâu sản xuất càng gần gũi với khách hàng hơn).
Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với công nhân chủ yếu không phải là điều kiện thể lực mà là phải có kỹ năng và tri thức cao hơn, để họ phát huy tính chủ động và tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường thế canh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp xuất hiện xu thế hai loại hình lớn hóa và nhỏ hóa cùng hỗ trợ nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn đã không ngừng mở rộng ưu thế vể quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tình thần sáng tạo hơn cũng được phát triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa có sức sông và hiệu quả cao.
3.5 Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường
Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh tông thể của quốc gia. Những năm 90 của thế kỷ XX, việc thiết lập thị trường chung châu Âu và sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu, bất kể đối với châu Âu hay đôi với cả thế giới, đều có ý nghĩa không thể xem nhẹ.
Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng. Những năm 90 của thế kỷ XX, dù là Mỹ hay châu Âu đều đã áp dụng mô hình chính sách “Con đường thứ ba”, trên thực tế là sự dung hòa quan niệm giá trị truyền thống và chủ trương chính trị của chủ nghĩa tự do với một số biện pháp của chủ nghĩa bảo thủ mới, đóng vai trò tích cực cho việc xoa dịu những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Thứ ba, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khác nhau của từng thời kỳ, vận dụng linh hoạt chính sách tái chính và chính sách tiền tệ, kịp thời điều chỉnh mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội khác nhau.
3.6 Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế
Các công ty xuyên quốc gia (TNC) là các cồng ty tư bản độc quyền bành trướng thế lực ra nước ngoài dưới hình thức cài cắm nhanh. Hiện tại, các công ty xuyên quốc gia được nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa nâng đỡ, thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên quy mô lớn, các công ty xuyên quốc gia mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực, mỏ rộng thị phần. Cùng với sự phát triên nhanh của toàn cầu hóa kinh tế, ngày càng nhiều xí nghiệp trong nước trỏ thành cống ty xuyên quốc gia. Dựa vào thực lực hùng hậu của bản thân, các công ty xuyên quốc gia dã trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền liên quốc gia phát triển. Do có thực lực kinh tế, chính trị hùng mạnh, hệ thông sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin toàn cầu hóa, các công ty xuyên quốc gia đã có tác động lớn đến các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và thế lực của họ đã thâm nhập các lĩnh vực trên toàn thô' giới.
3.7 Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhà nước của các quôc gia tư bản chủ nghĩa ngày càng chú trọng phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, những xung đột kinh tế như chiến tranh mậu dịch, chiến tranh tỷ giá hôi đoái, chiến tranh lãi suất mà trước đây thường có giữa các nước phương Tây đã giảm xuống. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước phương Tây đã giảm xuống và thường áp dụng hình thức thương lượng thỏa hiệp chứ không đối kháng gay gắt như trước. Những năm gần đây, phối hợp và hợp tác quốc tế được táng cường rõ rệt, hiệu quả cũng không ngừng được nâng cao. (Ví dụ như: sự phôi hợp giữa các nước tư bản về chính sách tài chính, tiền tệ sau “sự kiện ngày 11-9-2001”, sự phôi hợp giữa Mỹ, EU và Nhật Bản để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên quy mô toàn cầu năm 2008). Vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế phát huy tác dụng ngày càng nổi bật khi điều tiết quan hệ kinh tế quốc tế và trở thành một trong những chủ thể mới điều tiết quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa (chẳng hạn, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tham gia một cách toàn diện vào công việc cứu viện ữong khủng hoảng tài chính châu Á đã giúp các nước hội viên khắc phục khó khăn tạm thời về thu chi tài chính quốc tô). Tăng cường điều tiết và phôi hợp quốc tế có vai trò không thể xem nhẹ trong việc xoa dịu mâu thuẫn bên trong và bên ngoài các nước tư bản chủ nghĩa, tạo không gian phát triên rộng lớn hơn cho chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay với những thành tựu đáng kể của nó, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Còn cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra bằng phương pháp hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung trong từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.