Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Chủ nghĩa tư bản độc quyền sau đây để tìm hiểu về những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền, sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Tóm tắt lý thuyết
1. Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, C. Mác và Ph. Ăngghen đã dự báo rằng: canh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử mới của thế giới, V.I. Lênin đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc quyền, đồng thời V.I. Lênin xác định bản chất kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản của nó.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới Bétsơme, Máctanh, Tômát, v.v. đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao; phát hiện ra hóa chât mới như axít sunphuaric (H2S04), thuốc nhuộm, v.v.; máy móc mới ra đời: động cơ diêzen, máy phát điện, máy tiện, máy phay, V.V.; phát triển những phương tiện vận tải mới: xe hơi, tàu thủy, xe điện, máy bay, v.v. và đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học - kỹ thuật này, một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác, nó dẫn đến tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát triển sản xuất lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ câu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, canh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy manh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tố chức độc quyền.
Từ những nguyên nhân trên, V.I. Lênin khẳng định: “... cạnh tranh tự do đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuát này, khi phát triển tới một mức độ nhât định, lại dẫn tới độc quyền”.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
2.1 Sự tập trong sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.
Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn 3/4 tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thoả thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh ữanh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hĩnh thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tơrớt, cồngxoócxiom.
- Cácten (Cartel), là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, V.V.. Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị ưí bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn.
- Xanhđica (Syndicate), là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán đế mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Tơrớt (Trust), là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản ữị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tơrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
- Côngxoócxiom (Consortium), là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các xanhđica, tơrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
2.2 Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình canh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền này tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn, thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng manh hơn, hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của canh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
- Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nến có quyền lực vạn năng, khớng chế mọi hoạt dộng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dựa trên địa vị người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.
V.I. Lênin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một sô' ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp".
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là các đầu sỏ tài chính.
- Các đầu sỏ tải chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là “công ty mẹ”); công ty này lại mua được cổ phiếu không chế, thống trị được công ty khác, gọi là “công ty con”; “công ty con” đến lượt nó lại chi phối các “công ty cháu” cũng bằng cách như thế... Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu mỏc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể không chê' và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Ngoài “Chế độ tham dự”, các đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh cồng trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất,... để thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Thống trị về kinh tế là cơ sỏ để các đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác, về mặt chính trị, các đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phátxít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.
2.3 Xuất khẩu tư bản
V.I. Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Còn xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng một số “tư bản thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó ở nhiều nước lạc hậu về kinh tế, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại rất thiếu tư bản nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
Xuất khẩu tư bản xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vạy (đầu tư gián tiếp). Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức. Xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bẩn nhà nước và xuất khẩu tư bẩn tư nhân.
Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyên biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tế của chính quốc.
2.4 Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên. V.I. Lênin nhận xét: "Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời".
Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức manh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế...
2.5 Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra ràng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt vả việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới cáng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”.
Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên; là nơi tương đốì an toàn trong canh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quớc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đêh Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.
Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu hanh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc Chiến hanh thế giới thứ hai 1939 -1945.
V.I. Lênin viết “Khi nói đêh chính sách thực dân trong thời đại chủ nghía đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tê' thích ứng với nó,... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quả độ của các nước. Tiêu biêu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”.
Năm đặc điểm kinh tê' cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
3.1 Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Độc quyền sinh ra từ canh tranh tự do, độc quyền đối lập với canh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được canh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự canh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản canh tranh tự do, mà còn có thêm các loại canh tranh sau:
Một là, canh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phôi, thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biộn pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống,... để đánh bại đối thủ.
Hai là, canh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại canh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; canh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật...
Ba là, canh tíanh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh hanh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuẩt cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.
3.2 Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Các tổ chức độc quyền hình thánh do chính sự vận động nội tại của chủ nghĩa tư bản sinh ra. Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nó không vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng, phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hàng hóa nói chung, làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa và của chủ nghĩa tư bản có những biểu hiện mới.
Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị không còn hoạt động, về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sỏ của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chăng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh, quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do canh tranh, quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân. Bước sang giai đoạn chủ nghía tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu được lợi nhuận độc quyền cao. Do đó, quy luật lợi nhuận độc quyền cao là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động khổng công của công nhân ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của nhân công ở các xí nghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa, phụ thuộc.
Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới.