Bài 3: Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 đến hệ thống tài chính Việt Nam

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 đến hệ thống tài chính Việt Nam sau đây để tìm hiểu về những tác động chính từ cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu đối với hệ thống Tài chính Việt Nam có thể tính đến

Tóm tắt lý thuyết

Cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu từ 2007 bắt nguồn từ Mỹ không có nhiều tác động trực tiếp đến hệ thống Tài chính Việt Nam, nhưng nền kinh tế bị ảnh hưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và việc làm của người lao động. Do hệ thống Tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống Tài chính toàn cầu, chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng vốn, lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể, và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều, nên hệ thống Tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập Tài chính sâu rộng và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nền kinh tế ổn định.

Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng Tài chính toàn cầu đối với hệ thống Tài chính Việt Nam có thể tính đến là:

Thứ nhất, thâm hụt thương mại gia tăng. Trong thời gian tới, kinh tế Mỹ nói riêng, kinh tế toàn cầu nói chung sẽ rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm sút. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là cầu đôi với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, trong khi cung đôi với các mặt hàng nhập khẩu sẽ tăng, do các nhà sản xuất bị giảm thị trường ở các nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng sang các thị trường khác. Như vậy, khả năng xuất khẩu bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩu nếu có giảm cũng sẽ giảm ít hơn so với xuất khẩu. Điều này sẽ có thể làm cho thâm hụt ngoại thương của Việt nam sẽ gia tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu mở, năm 2011 có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vượt quá 160% GDP.

Thứ hai, sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào. Nhìn vào số liệu quá khứ sẽ thấy dòng vốn từ bên ngoài gồm: vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ và kiều hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam. Với tình hình hiện tại, do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp, nên dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam có khả năng sẽ giảm sút. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng von đầu tư, nên khi các tổ chức Tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Mặt khác, do phần còn lại của thế giới gặp khó khăn, thu nhập của người lao động sẽ giảm sút, cuộc sống khó khăn hơn nên lượng kiều hối chuyển về có khả năng sẽ giảm và hoạt động xuất khẩu bị giảm sút.

Thứ ba, tiêu dùng giầm sút. Khi sản xuất bị thu hẹp, lao động có khả năng mất việc làm, hay chí ít là thu nhập bị giảm sút cộng với dòng kiều hối chảy vào sụt giảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình. Như vậy với khả năng giảm chi tiêu, đầu tư và xuất khẩu trong khi nhập khẩu tăng hoặc giảm chậm hơn, sẽ tác động làm cho GDP sụt giảm và đương nhiên nhiều người có khả năng sẽ mất việc làm, hay chí ít thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh.

Thứ tư, Thị trường tài chính không ổn định: do những biến động về thâm hụt thương mại, sụt giảm đầu tư và tiêu dùng nên trên thị trường tài chính dao động, có thế nói là giảm sút như thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường vốn khó khăn, thị trường tiền tệ không an toàn.

Tất cả những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2007 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thông tài chính của các quốc gia trên châu lục và trong đó hệ thống tài chính Việt Nam cũng không loại trừ.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?