Bài 2: Hệ thống tài chính

Nội dung bài giảng Bài 2: Hệ thống tài chính sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về khái niệm về hệ thống Tài chính, chức năng, nhiệm vụ của các khâu trong hệ thống Tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm về hệ thống Tài chính

Hệ thống Tài chính là tổng thể các hoạt động Tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng thống nhất với nhau về bản chất, chức năng, và có liên hệ hữu cơ với nhau về sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tể - xã hội hoạt dộng trong các lĩnh vực đó.

Như trên đã nói, hệ thống Tài chính của một quốc gia là một thể thông nhất do nhiều khâu Tài chính hợp thành. Việc xác định chính xác có bao nhiêu khâu Tài chính của hệ thống đó, lại tùy thuộc vào việc chỉ ra một cách đúng đắn các căn cứ lý thuyết để xác định thô" nào là một khâu Tài chính. Có thể chỉ ra các tiêu thức chủ yếu của một khâu Tài chính:

Các tiêu thức chủ yếu của một khâu Tài chính là:

  • Thứ nhất, một khâu Tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn Tài chính, là nơi thực hiện việc “bơm” và “hút” các nguồn Tài chính. Nói cách khác được coi là một khâu Tài chính nêu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo lập và sử dụng hoạt động một cách tương đôi độc lập.
  • Thứ hai, được coi là một khâu Tài chính nếu ở đó các hoạt động Tài chính, sự vận động của các nguồn Tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ về cơ bản luôn gắn liền với một chủ thể phân phôi cụ thể, xác định. Các hoạt động Tài chính gắn với nhiều chủ thể, sự vận động của các nguồn Tài chính ở đó cũng do nhiều chủ thể chi phôi, thì tính độc lập tương đôi trong hoạt động bị giảm sút.
  • Thứ ba, được xếp vào cùng một khâu Tài chính nêu các hoạt động Tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ Tài chính, và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, có nhiều loại hình doanh nghiệp, nhưng tính chất chung của các quỹ tiền tệ ở đây là gắn liền với sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ dùng riêng cho mục đích sản xuất kinh doanh, do đó các hoạt động Tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là Tài chính doanh nghiệp.

Có nhiều hình thức bảo hiểm nhưng tính chất chung của các quỹ bảo hiểm là được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất cho các chủ thế tham gia bảo hiếm, do đó các hoạt động Tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là bảo hiểm.

Dù có nhiều hình thức tín dụng nhưng tính chất chung của sự vận động của các nguồn Tài chính ở đây là có thời hạn, có hoàn trả và có lợi tức, do đó, các hoạt động Tài chính ở lĩnh vực này được xếp chung vào một khâu là Tín dụng.

Từ đó có thế có khái niệm về khâu Tài chính như sau:

Khâu Tài chính là nơi hội tụ của các nguồn Tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ vận động tương đối độc lập, gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động. 

Các kháu tài chính cơ bản theo quan điểm truyền thống ở nước ta: Trước đây, dựa trên các căn cứ đã phân tích kế trên, có thể xác định theo quan điểm truyền thống, trong điều kiện nền kinh tế khi chưa có yếu tố hội nhập quốc tế của nước ta, có các khâu Tài chính cơ bản truyền thống sau đây:

  • Tài chính nhà nước (chủ yếu là ngân sách nhà nước)
  • Tài chính doanh nghiệp.
  • Tài chính trung gian (bảo hiểm, tín dụng...)
  • Tài chính các tổ chức xã hội và Tài chính hộ gia đình, dân cư.

Là các khâu Tài chính độc lập, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau và có đặc điểm, vai trò không giống nhau, nhưng các khâu Tài chính kể trên lại có những sự giống nhau căn bản, đó là có cùng bản chất, chức năng và có mối liên hệ hữu cơ, ràng buộc với nhau trong quá trình vận động của các nguồn Tài chính, trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi lĩnh vực, mỗi chủ thể, do đó, chúng lại không thế tách rời nhau và cùng nhau hợp thành hệ thống Tài chính thống nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nhà nước ta trước đây (từ năm 1986 trở về trước ở nước ta)

Các khâu tài chính trong nền kinh tế hội nhập ở nước ta:

Trong điều kiện kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa các khâu Tài chính có thể là trực tiếp và cũng có thể thông qua thị trường tài chính. Trong điều kiện quốc tế hóa đời sông kinh tế, hệ thống Tài chính nước ta cùng có những nét tương đồng và hòa nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.

Từ sự khái quát hóa kể trên, có thế hình dung hệ thống Tài chính nước ta hiện nay trong điều kiện nền kinh tế với cơ chế thị trường có yếu tố hội nhập theo sơ đồ sau:

Hình 1.1: Hệ thống Tài chính

Chú thích:

 Quan hệ trực tiếp

 Quan hệ thông qua khâu thị trường Tài chính

Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tê và sâu rộng như hiện nay: Theo Từ điển Bách khoa Wikipedia trong một nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế, thì hệ thống Tài chính bao gồm bởi:

  • Tài chính nhà nước (Tài chính công chủ yếu gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách);
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tài chính trung gian (tín dụng, bảo hiểm).
  • Thị trường Tài chính (thị trường tiền tộ và thị trường vốn);
  • Tài chính các tổ chức xã hội; hộ gia đình, cá nhân.
  • Tài chính quốc tế (còn gọi Tài chính đối ngoại).

Các khâu tài chính này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đấy sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia.

Trong các khâu Tài chính nêu trên, khâu “Thị trường Tài chính” sẽ giới thiệu cụ thể ở Chương 2 của giáo trình này, Tài chính quốc tế (Tài chính đốì ngoại) là môn học riêng của sinh viên khôi ngành kinh tế được giới thiệu riêng ở môn học “Tài chính quốc tế” nên không trình bày ở giáo trình này. Các khâu còn lại sẽ được giới thiệu lần lượt như sau:

2. Chức năng, nhiệm vụ của các khâu trong hệ thống Tài chính

Trong hệ thống tài chính, các khâu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng mồi khâu có những chức năng, nhiệm vụ riêng.

2.1 Tài chính Nhà nước

Khái niệm đặc điểm ngân sách Nhà nước:

  • Sự ra đời của Nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa- tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của Ngân sách Nhà nước. Nhà nước với tư cách là cơ quan có quyền lực để duy trì và phát triển xã hội, phải có nguồn lực Tài chính đề’ thực hiện chức năng của mình. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, công dân có nghĩa vụ phải đóng góp cho Nhà nước, Nhà nước lập ra và quản lý các quỹ tiền tệ riêng - quỹ Ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động cho bộ máy Nhà nước, quân đội, phát triển kinh tế xã hội...
  • Ngân sách nhà nước luôn gắn liền với nhà nước, được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn Tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước, Ngân sách nhà nước phản ánh hệ thông các quan hệ giữa nhà nước và các chủ thế trong xã hội, phát sinh do nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn Tài chính quốc gia, nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng về quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
  • Ngân sách nhà nước là một hoạt động cụ thể của Nhà nước, khái niệm Ngân sách nhà nước phải thể hiện được bản chất kinh tế xã hội của Ngân sách nhà nước, phải được xem xét trên các mặt hình thức, nội dung, chứa đựng trong Ngân sách Nhà nước. Theo Luật NSNN ở Việt Nam, NSNN được xét dưới các giác độ sau:

Xét về mặt hình thức: Ngân sách Nhà nước là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập để trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ XI thông qua, bổ sung, sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2004 ghi rõ “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước dã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm từ 01/01 đến 31/12”

Xét về mặt nội dung: Ngân sách Nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể’ và được định hướng, các hoạt động thu chi Tài chính của Nhà nước.

Hoạt động thu chi Tài chính được tiến hành trong hầu hết các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tê - xã hội và những đặc trưng chủ yếu sau đây:

  • Hoạt động thu, chi Tài chính của Ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật pháp quy định.
  • Hoạt động thu chi Tài chính của Ngân sách Nhà nước chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội nhất định, chứa đựng những quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định trong đó lợi ích công cộng, lợi ích Quốc gia, tổng thể được đặt lên hàng đầu và chi phôi các mặt lợi ích khác trong thu, chi Ngân sách Nhà nước.

Từ sự phân tích trên có thể xác định ngân sách Nhà nước: các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn Tài chính quốc gia, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở pháp luật quy định.

Ngân sách Nhà nước là một chủ thể thống nhất, trong đó có phân cấp giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (ngân sách các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngân sách cấp quận, huyện trực thuộc tỉnh; ngân sách cấp xã, phường, thị trấn phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước theo luật định). Hệ thống ngân sách Nhà nước là hệ thống thống nhất, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm gắn với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành các cấp.

Hình 1.2: Mô hình hệ thống NSNN Việt Nam theo Luật Ngân sách nhà nước hiện hành

Nội dung thu chi ngân sách Nhà nước:

  • Nội dung thu ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản thu như thu từ thuế, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tố chức cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi, được đưa vào cân đối trong Ngân sách Nhà nước.
  • Nội dung chi ngân sách Nhà nước: Ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi như chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quôc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động bộ máy nhà nước, chi trả nợ cùa nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các nguyên tắc quản lý thông nhất ngăn sách Nhà nước:

  • Nguyên tắc tập trung, dân chủ.
  • Nguyên tắc công khai, minh bạch.
  • Nguyên tắc phân công, phân cấp gắn kết quyền hạn với trách nhiệm.
  • Nguyên tắc Quốc hội có quyền tôi cao trong quyết định dự toán ngân sách Nhà nước, phân bố ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

Các cấp ngân sách trong hệ thống ngăn sách Nhà nước và các nguyên tắc cơ bản trong phàn cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp - Ngân sách nhà nước gồm có các cấp sau đây:

Các cấp ngân sách nhà nước gồm:

  • Ngân sách Trung ương
  • Ngân sách địa phương: Trong ngân sách địa phương có các cấp sau đây:
    • Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là ngân sách tỉnh)
    • Ngân sách cấp quận, huyện trực thuộc tỉnh (gọi tắt là ngân sách huyện)
    • Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi tắt là ngân sách xã)

Các nguyên tắc cơ bản trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp:

  • Cấp chính quyền Trung ương và các cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (KT - XH), quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
  • Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm, việc ban hành và thực,hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách, phải có giải pháp bảo đảm nguồn Tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng câ'p. Nếu cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi, thì phải chuyển kinh phí ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.
  • Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu, phân chia giừa ngân sách các cấp và bổ sung từ Ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời kỳ ổn định từ 3 đến 5 năm, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đôi, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên, hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên.
  • Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bố sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của câp khác, trừ từng trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ.

Nguyên tắc cân đối Ngân sách:

Để cân đối ngân sách Nhà nước phải thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.
  • Trong trường hợp có bội chi, được phép vay để bù đắp chi ngân sách Nhà nước, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi hết hạn.
  • Ngân sách địa phương không được phép bội chi, nhưng cấp tỉnh được phép huy động vốn trong nước trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh, bảo đảm thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của năm dự toán, khi huy động phải cân đối Ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.

Vai trò của Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường:

Vai trò của ngân sách Nhà nước không thể tách rời vai trò của nhà nước. Nhà nước quản lý và sử dụng ngân sách để thực hiện chức năng và nhiệm vụ, vai trò của ngân sách được thực hiện qua các điểm sau:

  • Vai trò huy động nguồn Tài chính để bảo đảm nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Ngân sách Nhà nước là công cụ chủ yếu phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua chức năng thu thuế, phí, lệ phí, phần lớn nguồn Tài chính quốc gia được tập trung vào Ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà nước, thông qua các khoản chi của ngân sách, nhà nước đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội. Thông qua hoạt động thu - chi của vốn ngân sách, Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, chi phối các nguồn Tài chính của các chủ thể khác trong xã hội, theo đó nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ, cơ câu của các nguồn Tài chính ở các chủ thể đó theo định hướng của nhà nước.
  • Ngân sách Nhà nước thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế; phát triển những ngành, những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh; Ưu tiên các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu... chính phủ có thể tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những vùng cần thiết, từ đó điều chỉnh quan hệ nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phôi tổng sản phẩm xã hội.
  • Thông qua thu thuế, phí, lệ phí bảo đảm nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định góp phần thúc đẩy sản xuất. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi; các quy định miễn giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp.
  • Thông qua các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường Tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc nhằm trang trải bội chi ngân sách nhà nước.

2.2 Tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của cả hệ thống Tài chính vì đây là khâu sáng tạo ra giá trị mới, sáng tạo ra thu nhập cho các chủ thể, tạo nguồn thu thuế cho nhà nước. Tài chính doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì hệ thống Tài chính quốc gia mới có nền móng vững chắc để phát triển. Tài chính doanh nghiệp bao gồm Tài chính của tất cả doanh nghiệp và các tố chức kinh tế với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Hoạt động Tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền với các chủ thể của nó là các doanh nghiệp (pháp nhân hoặc thể nhân).

Các mối quan hệ Tài chính doanh nghiệp.

Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể có các mối quan hệ Tài chính sau:

  • Mối quan hệ Tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
  • Mối quan hệ này trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở chỗ Nhà nước góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, mối quan hệ Tài chính này cũng phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, giữa ngân sách Nhà nước với các doanh nghiệp được thể hiện thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.

Mối quan hệ Tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường Tài chính

Các quan hệ này được thể hiện thông qua việc giải quyết các nhu cầu vốn của doanh nghiệp với thị trường Tài chính. Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp nhận được các khoản tiền vay cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất định. Với thị trường vốn, thông qua hệ thông các tổ chức Tài chính trung gian khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào doanh nghiệp, bằng một khoản tiền cô" định hay phụ thuộc vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua thị trường Tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn nhàn rỗi bằng cách ký gửi vào hệ thống ngân hàng, hoặc đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác.

Mối quan hệ Tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác.

Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường đầu tư kinh doanh bất động sản,... Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử dụng vốn để mua sắm các yếu tô" sản xuất như vật tư, máy móc thiết bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ... Đồng thời, thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, để làm cơ sờ hoạch định ngân sách đầu tư, kê" hoạch sản xuất, tiếp thị... nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

Mối quan hệ Tài chính trong nội hộ doanh nghiệp

Đây là mối quan hệ Tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ Tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn trong doanh nghiệp.

Chức năng của tài chính Doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có các chức năng sau đây:

  • Một là, bảo đảm vốn và phân phối vốn hợp lý cho các nhu cầu của sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Hai là, tổ chức cho vốn chu.chuyển một cách liên tục và có hiệu quả.
  • Ba là, phân phối thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Bốn là, kiểm tra mọi quá trình vận động của các nguồn Tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời, kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các quá trình đó.

Ở khâu Tài chính doanh nghiệp, các quỹ tiền tệ mang hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, các quỹ dự trữ Tài chính, các quỹ chuyên dùng cho mục đích tích lũy (để mở rộng sản xuất kinh doanh) và các quỹ cho tiêu dùng gắn với lợi ích những người tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tạo lập vốn chủ sở hữu vốn nợ ban đầu có thể và trước hết là dựa vào thị trường Tài chính, thu hút vốn qua góp vốn cổ phần (phát hành cổ phiếu) hay đi vay (phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng...) Sau đó, do gắn liền với sản xuất kinh doanh, vốn và các quỹ tiền tệ khác được bố sung, tái tạo thông qua việc phân phối doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lập các quỹ bù đắp (như quỹ tiền lương, quỹ bù đắp vốn ngắn hạn...) và tạo lập các quỹ từ lợi nhuận. Mỗi quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp đều có mục đích nhất định, nhưng tính chất chung của chúng là gắn liền với sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ chi dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, và phần tiêu dùng để hình thành thu nhập của những người tham gia sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp có quan hệ với các khâu khác của hệ thống Tài chính như: quan hệ với Tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cố phần, trái phiếu; quan hệ với Ngân sách thông qua nộp thuế; quan hệ với các tổ chức tín dụng thông qua việc thu hút nguồn Tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc và lãi vay... Quan hệ giữa Tài chính doanh ngxiiệp với các khâu Tài chính khác có thể là trực tiếp với nhau, cũng có thể gián tiếp thông qua thị trường Tài chính.

2.3 Tài chính trung gian

Thuộc về khâu Tài chính trung gian thường có ba loại tổ chức Tài chính sau đây:

  • Các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng);
  • Các tổ chức nhận gửi tiết kiệm theo hợp đồng (các công ty bảo hiểm)
  • Các tổ chức là trung gian đầu tư.

Các tổ chức nhận tiền gửi (các ngân hàng)

  • Các tổ chức nhận tiền gửi là những trung gian Tài chính, họ nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức cho vay. Việc nghiên cứu tiền tệ và hoạt động ngân hàng tập trung sự chú ý đặc biệt vào nhóm những tố chức Tài chính này (nhóm gồm: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, liên quan đến việc tạo ra tiền gửi, thành phần quan trọng của lượng tiền cung ứng).
  • Các ngân hàng thương mại. Các trung gian Tài chính này huy động vốn trước hết bằng cách phát hành: Tiền gửi có thể phát séc được, các tiền gửi tiết kiệm là các món gửi có thể được thanh toán ngay, nhưng không cho phép người gửi viết séc, và các tiền gửi có kỳ hạn (là các tiền gửi có kỳ hạn thanh toán định trước). Sau đó họ dùng các vốn này để thực hiện cho vay: Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư

Các tổ chức này là các chủ thế hoạt động chính trên thị trường tài chính.

  • Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm. Các nguồn vốn hàng đầu của các hiệp hội này là tiền gửi tiết kiệm (thường còn gọi là các cổ phần), tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi phát séc được. Các tiền vốn thu được sẽ dùng để vay thế chấp, hình thức này thường được sử dụng ở các nước phát triển.
  • Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ. Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ rất giống hiệp hội cho vay và tiết kiệm, họ mua tiền vốn bằng cách nhận tiền gửi và dùng chúng trước hết là đế cho vay thế chấp, hình thức này thường được sử dụng ở các nước phát triển
  • Các liên hiệp tín dụng. Đây là các tổ chức cho vay rất nhỏ có tính chất hợp tác xã được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt: Các thành viên của một liên hiệp là các người làm công của một công ty nào đó, v.v... Họ thu nhận vốn từ các khoản tiền gửi và trước hết là thực hiện các khoản cho vay, hình thức này thường được sử dụng ở các nước phát triển.

Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (Các công ty hảo hiểm)

  • Các tố chức tiết kiệm theo hợp đồng, như là các công ty bảo hiểm là những trung gian Tài chính; họ thu nhận vốn một cách định kỳ trên cơ sở hợp đồng. Do họ có thê dự tính một cách đủ chính xác là họ sẽ phải thanh toán hết bao nhiêu trong các năm tới^ nên không phải lo lắng nhiều như các tổ chức tiền gửi về việc hụt vốn. Họ có xu hướng đầu tư vào các chứng khoán dài hạn như các Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, các cố phần và các khoản cho vay thế chấp.
  • Các công ty hảo hiểm sinh mạng: Các công ty bảo hiếm sinh mạng bảo đảm cho dân chúng đề phòng các rủi ro về Tài chính. Họ thu nhận vốn nhờ các phí bảo hiểm mà dân chúng thanh toán để giữ các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, rồi dùng vốn thu được đó chủ yếu để mua các trái khoán công ty và thế chấp. Họ cũng mua các cổ phiếu nhưng bị hạn chế về tổng số.
  • Các công ty hảo hiềm cháy và tai nạn: Các công ty này bảo hiểm cho những người đóng bảo hiểm của họ đề phòng thiệt hại do mất trộm, cháy và tai nạn gây ra. Họ rất giống các công ty bảo hiểm sinh mạng trong việc nhận vốn nhờ phí bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm của họ, nhưng họ có nhiều khả năng bị mất vốn hơn nếu có nhiều tai họa xảy ra.
  • Quỹ hảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí,: Các tổ chức Tài chính này cung cấp thu nhập hưu trí dưới dạng các món lương hưu hàng năm cho những người làm công cho nhà nước hoặc cho Doanh nghiệp. Tiền nhận được từ sự đóng góp của nhừng người sử dụng lao động đóng góp.

Những trung gian đầu tư

  • Nhóm những trung gian Tài chính này bao gồm các công ty Tài chính, các công ty chứng khoán, công ty đầu tư kinh doanh bất động sản         
  • Các công ty Tài chính. Các công ty này nhận vốn bằng cách bán các thương phiếu và phát hành các cổ phiếu, trái phiếu. Họ cho người tiêu dùng vay vốn này đế mua sắm các thứ như đồ đạc, xe hơi và tu bổ nhà, và cho vay các doanh nghiệp nhỏ. Một số công ty Tài chính được các công ty mẹ tổ chức ra để giúp bán sản phẩm của họ.
  • Quỹ tương trợ. Những trung gian tài-chính này nhận vốn bằng cách bán các cô phần do quỹ phát hành cho nhiều cá nhân, rồi dùng tiền thu được để mua những cổ phiếu và trái khoán các loại.
  • Các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ. Đây là những tổ chức Tài chính tương đối mới, chúng có các đặc tính của quỹ tương trợ nói trên, nhưng cũng mở rộng phạm vi hoạt động như là một tổ chức gửi tiền, bởi vì thực tế các quỷ này huy động gửi tiền giông hầu hết các quỹ tương trợ, họ bán các cổ phần đề thu vốn, sau đó vốn này dùng đế mua các công cụ thị trường tiền tệ, những công cụ này an toàn hơn và rất dễ chuyển đổi ra tiền mặt. Lợi nhuận do những tài sản này mang lại, sau đó được đem thanh toán hết cho các cổ đông, hình thức này thường sử dụng ở các nước phát triển.
  • Một đặc điểm then chốt của các quỹ này là ồ chỗ, các cổ đông có thể phát séc ứng với giá trị phần tài sản cổ phần của họ. Tuy vậy nói chung cũng có những hạn chế đối với việc sử dụng đặc quyền phát séc; séc thường không được phát với một tổng số nhỏ hơn mức tôi thiểu đã định, ví dụ là 500 dollar, và phải có một món tiền quan trọng lúc đầu để mở một tài khoản.

2.4 Tài chính các tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân

Tài chính của các tổ chức xã hội:

Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp... Các tổ chức xã hội có quỹ tiền tệ riêng đế’ bảo đảm hoạt động của họ. Các quỹ tiền tệ ở đây được hình thành từ nhiều nguồn rất đa dạng như: đóng góp hội phí của các thành viên tham gia tổ chức; quyên góp, ủng hộ, tặng, biếu của các tập thể và cá nhân; tài trợ từ nước ngoài; tài trợ của Ngân sách nhà nước và nguồn từ những hoạt động có thu của tổ chức này. Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường Tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác (mua tín phiếu, trái phiếu...) Các quỹ tương hỗ trong dân cư như quỹ bảo thọ, quỹ bảo trợ quốc phòng, an ninh... đều là những quỹ có cùng tính chất với các quỹ của các tổ chức xã hội.

Tài chính hộ gia đình, cá nhân:

  • Trong dân cư (các hộ gia đình, cá nhân), các quỹ tiền tệ được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh; từ nguồn thừa kế tài sản, từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gia đình hay quan hệ xã hội ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn khác như: lãi tiền gửi ngân hàng, lợi tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu...
  • Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần nguồn Tài chính của các quỹ này có thể tham gia vào quỹ ngân sách Nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí; tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo hiểm khác nhau (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...); tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm... Nguồn Tài chính tạm thời nhàn rỗi của các hộ gia đình cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, hoặc tham gia vào thị trường Tài chính qua việc góp cố phần, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu...
  • Do sự vận động của các nguồn Tài chính của các tố chức xã hội và hộ gia đình có cùng tính chất là cho mục đích tiêu dùng, nên Tài chính các tố chức xã hội và Tài chính hộ gia đình được xếp vào cùng một khâu của hệ thống Tài chính.
  • Như đã chỉ ra ở các phần trên, trong điều kiện kinh tế thị trường các khâu của hệ thống tài chính có quan hệ trực tiếp với nhau thông qua thị trường Tài chính.
  • Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, trong một nền kinh tế hội nhập, ngoài những khâu Tài chính nêu trên còn có khâu Tài chính quốc tế (còn được gọi là Tài chính đối ngoại)

2.5 Khâu Tài chính đối ngoại

Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế đã quốc tế hóa, thì hệ thống Tài chính cũng là một quan hệ mở với những quan hệ Tài chính đôi ngoại hết sức phong phú. Trên thực tế các quan hệ này không tập trung vào một tụ điếm nhất định mà chúng phân tán đan xen vào các môi quan hệ khác. Tuy nhiên do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt trong quan hệ Tài chính đối ngoại cho nên người ta thừa nhận nó hình thành một bộ phận Tài chính đứng độc lập tương đối.

Các hoạt động của Tài chính đối ngoại:

  • Viện trợ, vay nợ từ nước ngoài cho Ngân sách Nhà nước hoặc Doanh nghiệp, dân cư.
  • Thanh toán xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
  • Thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đôi với các công ty bảo hiểm nước ngoài, và ngược lại nhận phí bảo hiểm và nhận bồi thường từ các công ty bảo hiếm nước ngoài
  • Chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong nước ra nước ngoài cho thân nhân ở nước ngoài và ngược lại.

Đối với hoạt động Tài chính đối ngoại nêu trên phải đứng trên góc độ tổng hợp đề xem xét. Khi đó các mối quan hệ cụ thể, cục bộ sẽ hòa nhập, hoạt động Tài chính đối ngoại cũng có những đặc thù riêng và chịu sự tác động của những quy luật Tài chính quốc tế.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?