Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái, hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội, hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa. Củng cố niềm say mê tìm hiểu thiên nhiên lí thú
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Hình thành loài khác khu vực địa lí
a. Khái niệm hình thành loài
Hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc
b. Vai trò của cách li địa lí trong qt hình thành loài mới
- Khái niệm về cách li địa lí: Là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Vai trò của cách li địa lí:
-
Làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. Chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác làm cho các quần thể nhỏ khác biệt nhau về tần số alen và thành phần kiểu gen, đến một lúc nào đó sẽ cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.
-
Cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
-
Cách li địa lí → các cá thể của quần thể cách li ít có cơ hội giao phối với nhau → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
-
Cách li địa lí xảy ra với loài động vật có khả năng phát tán mạnh.
-
Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
-
- Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
- Ví dụ: Hình thành loài bằng con đường địa lí ở thực vật
-
c. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí (thí nghiệm của Dodd)
- Thí nghiệm: chia quần thể ruồi giấm ra nhiều quần thể nhỏ và nuôi trong môi trường nhân tạo khác nhau trong những lọ qua nhiều thế hệ (một số được nuôi bằng môi trường tinh bột, một số khác bằng môi trường có đường mantôzơ)
- Kết quả: từ 1 quần thể ban đầu chia thành 2 quần thể thích nghi với việc tiêu hóa tinh bột và đường mantôzơ. Cho 2 loài ruồi này sống chung và nhận thấy sự cách li địa lí và khác biệt về điều kiện môi trường sống làm xuất hiện sự cách li về tập tính giao phối dẫn đến cách li sinh sản giữa 2 quần thể ruồi.
- Tóm lại: CLTN chỉ giúp hình thành nên những tính trạng thích nghi, cách li sinh sản là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa. Tuy nhiên cách li sinh sản lại trực tiếp quyết định sự phân hóa của quần thể thành loài mới.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Tại sao quần đảo lại được xem là phòng thí nghiệm nghiên cứu quá trình hình thành loài mới?
Gợi ý trả lời:
Quần đảo được là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối, khiến cho sinh vật giữa các đảo ít khi trao đổi vốn gen cho nhau.Tuy nhiên khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn để các cá thể không thể di cư tới. Một khi nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới thì được sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành 1 loài mới.
4. Luyện tập Bài 29 Sinh học 12
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh : cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.
- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: ý nghĩa của thuyết cấu tạo bằng tế bào ; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài.
4.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 2 trang 128 SGK Sinh học 122
Bài tập 3 trang 128 SGK Sinh học 12
Bài tập 4 trang 128 SGK Sinh học 12
Bài tập 1 trang 172 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 172 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 172 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 89 SBT Sinh học 12
Bài tập 21 trang 96 SBT Sinh học 12
Bài tập 42 trang 100 SBT Sinh học 12
Bài tập 43 trang 100 SBT Sinh học 12
Bài tập 46 trang 101 SBT Sinh học 12
Bài tập 47 trang 101 SBT Sinh học 12
5. Hỏi đáp Bài 29 Chương 1 Sinh học 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!