Bài 29: Bài luyện tập 5

Như các em đã học xong các bài như oxit; tính chất của oxi; sự cháy…để các em hiểu và khắc sâu kiến thức hơn và giải được một số bài tập định tính và định lượng có liên quan đến những bài này. Tiết học này các em sẽ được học bài luyện tập.

Tóm tắt lý thuyết

1. Khí oxi là một đơn chất phi kim có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi km, nhiều kim loại và hợp chất.

2. Oxi là chất khí cần cho sự hô hấp của người và động vật, dùng để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất

3. Nguyên liệu thường được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

4. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

5. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: Oxit axit và oxit bazơ

6. Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí Nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm...)

7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

8. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Đánh dấu (X) cho phù hợp với loại phương trình ở cột A:

Phương trình hóa học (A)

Phản ứng hóa hợp

Phản ứng phân hủy

2 HgO   2Hg   + O2

 

X

2 Fe   + 3Cl2  2 FeCl3

X

 

Fe  +  2 HCl  FeCl2   + H2

-

-

CaCO3       CaO   + CO2

 

X

CO2  + 2Mg 2MgO  + C

-

-

C   + O2     CO2

X

 

2KClO3 2KCl  +  3O2

 

X

2Fe(OH)3    Fe2O3  + 3H2O

 

X

Bài 2:

Đốt cháy hoàn toàn 126g sắt trong bình chứa khí O2.

a) Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính thể tích khí O2 (ở đktc) đã tham gia phản ứng trên.

c) Tính khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên.

Hướng dẫn: 

a) Số mol Sắt phản ứng là:

\({n_{Fe}}\; = \frac{m}{M} = \frac{{126}}{{56}} = 2,25{\rm{ }}mol\;\)

Phương trình phản ứng:

3Fe      +       2O2      Fe3O4  

3 mol            2 mol

2,25 mol →    ? mol

Số mol oxi tham gia phản ứng là:

n oxi phản ứng = 1,5 mol  

Thể tích khí oxi tham gia phản ứng ở đktc là:

Voxi phản ứng  = 33,6(l)  

b) Phương trình hóa học:

2KClO3    2KCl   + 3O2

2 mol                            3 mol

? mol                  \(\leftarrow\)     1,5 mol

Số mol KClO3 đem nhiệt phân là:

Số mol KClO3\(\frac{{1,5 \times 2}}{3} = 1(mol)\)

Khối lượng KClO3 cần dùng để khi phân huỷ thì thu được một thể tích khí O2 (ở đktc) bằng với thể tích khí O2 đã sử dụng ở phản ứng trên là:

Khối lượng KClO3 = 122,5g 

3. Luyện tập Bài 29 Hóa học 8

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 29 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 29.

Bài tập 29.9 trang 41 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.10 trang 41 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.11 trang 41 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.12 trang 41 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.13 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.14 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.15 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.16 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.17 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.18 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.19 trang 42 SBT Hóa học 8

Bài tập 29.20 trang 42 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 29 Chương 4 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa Chúng tôi thảo luận và trả lời nhé.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?