Bài 28: Thực hành - Ghép nối chi tiết

Ở các bài học trước các em đã được biết, mỗi thiết bị đều do nhiều bộ phận , nhiều chi tiết tạo thành. Bằng phương pháp gia công ghép nối ta có thể liên kết các chi tiết lại vơí nhau thành những bộ phận máy. Để hiểu cách lắp ghép các chi tiết như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu ở nội dung bài thực hành dưới đây - Bài 28: Thực hành - Ghép nối chi tiết. Chúc các em học tốt !

Tóm tắt lý thuyết

I. CHUẨN BỊ

  • Vật liệu: 1 bộ đùm trước xe đạp

  • Dụng cụ:

    • Mỏ lết hoặc cờ lê 14,16.17.

    • Tua vít, kìm nguội.

    • Giẻ lau, dầu, mỡ, xà phòng.

    • Mẫu báo cáo thực hành.

II. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Tìm hiếu cấu tạo ổ trước và ổ sau xe đạp

  • Cấu tạo ổ trục trước và sau xe đạp gồm :

    • Moay ơ : để lắp nan hoa (đũa xe) đồng thời đê lắp nồi ổ trục.

    • Trục : hai đầu có ren M10 x 1 (hoặc M8 x 1).

    • Côn xe : cùng với bi và nồi tạo thành ổ trục.

    • Đai ốc hãm : giữ côn ở vị trí cố định.

    • Đai ốc, vòng đệm : bắt cố định trục vào càng xe

2. Quy trình tháo, lắp ổ trục trước và sau 

a. Quy trình tháo:

  • Chú ý:

    • Khi tháo côn chỉ cần tháo một bên(trái hoặc phải) còn bên kia vẫn để nguyên với trục.

    • Để thuận tiện cho việc lắp, khi tháo nên đặt riêng rẽ các chi tiết bên phải, bên trái theo trật tự tháo trước, tháo sau.

    • Khi tháo xong, dùng giẻ lau kĩ các viên bi và côn, nồi( mỗi bên ổ thường có 10 viên bi rời) rồi đặt vào giẻ sạch theo trình tự qui định.

b, Quy trình lắp

  • Ngược với quy trình tháo

  • Chú ý:

    • Chi tiết nào tháo sau thì lắp trước.

    • Khi lắp, trước hết phải lắp nắp nồi vào trục rồi mới lắp côn vào trục.

    • Trước khi lắp bi, phải bôi mỡ vào nồi rồi mới đặt bi theo chu vi của nồi.

c. Yêu cầu sau khi tháo lắp

  • Các ổ trục quay trơn, nhẹ, không đảo

  • Các mối ghép ren phải được siết chặt, chắc chắn.

  • Các chi tiết không được hư hại, không để dầu mỡ bám bẩn vào moay-ơ

Bài tập minh họa

 
 

Bài 1:

Có nên lắp các viên bi có đường kính khác nhau vào cùng một ổ không ? Tại sao ?

Hướng dẫn giải

  • Vì:

    • Ổ trục sẽ bị dơ.

    • Côn nhanh mòn hoặc nồi nhanh mòn.

    • Có thể bị vỡ bi.

Bài 2:

Khi cụm trước (sau) bị đảo hoặc quá chặt không quay được, cần phải điều chỉnh như thế nào ?

Hướng dẫn giải

  • Nếu bị đảo:

    • Do bi không đều thì thay bi

    • Do côn xiết chưa chặt thì xiết lại côn.

    • Do côn, nồi bị mòn, lệch thì thay côn, nồi.

  • Nếu bị chặt: 

    • Nới đai ốc, vặn lại côn, quay thử, khi đạt yêu cầu thì siết chặt đai ốc.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Thực hành - Ghép nối chi tiết, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau: 

  • Vẽ được sơ đồ tháo, lắp ổ trục trước, sau xe đạp đúng quy trình.

  • Thực hiện đúng quy trình tháo, lắp ổ trục trước, sau xe đạp

  • Biết cách tìm hiểu và mô tả được cấu tạo các bộ phận.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 8 Bài 28 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Bài 27: Mối ghép động

>> Bài sau: Bài 29: Truyền chuyển động

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?