Ở một số cây có hoa, rễ, thân, lá của nó ngoài chức năng nuôi dưỡng cây còn có thể tạo cây mới. Vậy những cây mới đó được hình thành như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa
Hình 1: Một số cây tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá
- Cây rau má bò trên mặt đất ẩm: Mỗi mấu thân đều có chồi và rễ. Mỗi mấu thân như vậy sẽ tạo thành một cây mới.
- Củ gừng để ở nơi ẩm: khi đó củ gừng sẽ nảy chồi và rễ hình thành cây mới.
- Củ khoai lang để ở nơi ẩm: củ khoai lang hút ẩm, nảy chồi và rễ hình thành cây mới.
- Lá thuốc bỏng có hình thành các cây con có chồi và rễ quanh rìa lá, một thời gian, các cây con rơi xuống đất ẩm ta được cây mới.
STT | Tên cây | Sự hình thành cây mới | ||
Mọc từ phần nào của cây? | Phần đó thuộc loại cơ quan nào? | Trong điều kiện nào? | ||
1 | Rau má | Thân bò | Cơ quan sinh dưỡng | Có đất ẩm |
2 | Gừng | Thân rễ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm |
3 | Khoai lang | Rễ củ | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm |
4 | Lá thuốc bỏng | Lá | Cơ quan sinh dưỡng | Nơi ẩm |
1.2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
Hình 2: Một số cây sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Từ các thành phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: rễ củ, độ ẩm, thân bò, lá, thân rễ có thể phát ttriển thành cây mới, trong điều kiện có độ ẩm. Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Hình 3: Sơ đồ tư duy Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
2. Luyện tập Bài 26 Sinh học 6
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cây sắn, khoai lang, rau má
- B. Cây gừng, cây nghệ, cây cỏ gấu
- C. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào
- D. Cỏ tranh, củ cải, rau má
-
- A. Thuốc bỏng
- B. Trầu không
- C. Bưởi
- D. Hồng
-
- A. Tre
- B. Gừng
- C. Cà pháo
- D. Sen
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 88 SGK Sinh học 6
Bài tập 2 trang 88 SGK Sinh học 6
Bài tập 3 trang 88 SGK Sinh học 6
Bài tập 4 trang 88 SGK Sinh học 6
Bài tập 1 trang 45 SBT Sinh học 6
Bài tập 3 trang 46 SBT Sinh học 6
Bài tập 2 trang 47 SBT Sinh học 6
Bài tập 3 trang 47 SBT Sinh học 6
Bài tập 1-TN trang 47 SBT Sinh học 6
Bài tập 2-TN trang 47 SBT Sinh học 6
Bài tập 3-TN trang 47 SBT Sinh học 6
Bài tập 7 trang 48 SBT Sinh học 6
3. Hỏi đáp Bài 26 Chương 5 Sinh học 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!