Bài tập trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật.
Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1:
Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
- A.Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
- B.Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn
- C.Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn
- D.Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
-
Câu 2:
Cảm ứng ở động vật là:
- A.Phản xạ có điều kiện
- B.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
- C.Phản xạ không điều kiện
- D.Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm báo cho sinh vật tồn tại và phát triển
-
Câu 3:
Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại đê tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là:
- A.Tế bào cám giác
- B.Lưới thần kinh
- C.Kim nhọn
- D.Tế bào mô bì cơ
-
Câu 4:
Phản xạ là gì?
- A.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
- B.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời lại các kích thích bên trong cơ thể.
- C.Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại các kích thích chi bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- D.Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích chỉ bên ngoài cơ thể.
-
Câu 5:
Cảm ứng của động vật là:
- A.Phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- B.Phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- C.Phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
- D.Phản ứng đối với kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
-
Câu 6:
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
- A.Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
- B.Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận phản hồi thông tin.
- C.Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → Bộ phận thực hiện phản ứng.
- D.Bộ phận trả lời kích thích → Bộ phận tiếp nhận kích thích → Bộ phận thực hiện phản ứng.
-
Câu 7:
Hệ thần kinh của giun dẹp có:
- A.Hạch đầu, hạch thân.
- B.Hạch đầu, hạch bụng.
- C.Hạch đầu, hạch ngực.
- D.Hạch ngực, hạch bụng.
-
Câu 8:
Ý nào không đúng đối với phản xạ?
- A.Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.
- B.Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
- C.Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
- D.Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.
-
Câu 9:
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?
- A.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh → Cơ, tuyến.
- B.Hệ thần kinh → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến.
- C.Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Cơ, tuyến → Hệ thần kinh.
- D.Cơ, tuyến → Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh.
-
Câu 10:
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được tạo thành do:
- A.Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
- B.Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
- C.Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
- D.Các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch được phân bố ở một số phần cơ thể.