Chúng tôi giới thiệu đến các em bài: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII giúp các em tìm hiểu về văn hóa nước ta ở thế kỉ XVI đến XVIII có điểm gì nổi bật?
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tư tưởng tôn giáo
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....
- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
1.2. Phát triển giáo dục văn học
1. Giáo dục
- Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
- Nhận xét
- Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
- Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
- Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
1.3. Nghệ thuật và khoa học kĩ thuật
- Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).
- Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc Trương Văn Thọ tạc năm 1656. Tượng cao 3.7m, ngang 2.1 m, dày 1.15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200 cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên, tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm.
- Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
- Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đương thời.
- Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
- Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.
- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
- Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác
- Ưu điểm và hạn chế
- Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
- Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thiếu sách vở
- B. Những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời
- C. Không được ứng dụng vào thực tế
- D. Trong chương trình thi cử không có các môn khoa học tự nhiên
-
- A. Văn học chữ Hán
- B. Văn học dân gian
- C. Văn học chữ Nôm
- D. Văn học chữ Quốc ngữ
-
- A. Mâu thuẫn trong xã hội
- B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình
- C. Cuộc sống ấm no của nhân dân
- D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân
Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập Thảo luận 3 trang 122 SGK Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập Thảo luận 1 trang 123 SGK Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập Thảo luận 2 trang 123 SGK Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập Thảo luận 3 trang 123 SGK Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập Thảo luận trang 124 SGK Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 1 trang 109 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 2 trang 110 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 3 trang 111 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 4 trang 111 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 5 trang 112 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 6 trang 112 SBT Lịch sử 10 Bài 24
Bài tập 7 trang 112 SBT Lịch sử 10 Bài 24
3. Hỏi đáp Bài 24 Lịch sử 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!